Vay thế chấp là hình thức vay phổ biến của nhiều người Việt Nam. Hình thức cho vay này phù hợp với những người cần số vốn lớn để kinh doanh, mua bán bất động sản,.. Vậy vay thế chấp là gì? Điều kiện vay thế chấp ngân hàng? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
- Tổng hợp các ngân hàng cho vay tín chấp tốt nhất trong năm 2023
- Tìm hiểu những thủ tục và cách làm thẻ ngân hàng mới nhất 2023
- Lãi suất vay ngân hàng hiện nay là bao nhiêu? Cập nhật mới nhất 2023
Vay thế chấp là gì?
Vay thế chấp có tên tiếng Anh là Equity loan – Một loại hình cho vay sử dụng tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay của khách hàng. Trong đó, bên vay phải đảm bảo giá trị và quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp.
- Ví dụ: Khi người vay có tài sản như đất đai, nhà cửa, xe cộ,.., có thể tiến hành vay thế chấp. Khi ngân hàng chấp nhận đơn xin vay, tài sản vẫn là của người vay, thay vào đó ngân hàng chỉ giữ giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản thế chấp của người vay.
Đặc điểm của vay vốn thế chấp ngân hàng
Vay thế chấp tài sản là hình thức cho vay truyền thống của các ngân hàng, với các đặc điểm nổi bật như sau:
- Bên vay vẫn giữ quyền sở hữu đối với tài sản và ngân hàng chỉ giữ lại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản thế chấp.
- Khách hàng đang sở hữu tài sản có giá trị lớn như sổ đỏ, sổ hồng, ô tô, máy móc, thiết bị,… đều có thể đăng ký vay tiền thế chấp.
- Thời hạn vay linh hoạt, có thể kéo dài lên đến 25 năm tùy theo nhu cầu của người vay. Điều này làm giảm nghĩa vụ trả nợ của người đi vay.
- Lãi suất vay thế chấp thấp hơn lãi suất vay tín chấp. Trong khi các khoản vay tín chấp có lãi suất hàng năm lên tới hơn 10%, thì lãi suất thế chấp trung bình chỉ khoảng 7%.
- Mức vay giới hạn từ 70 đến 100% giá trị tài sản đảm bảo. Do đó, vay vốn thế chấp phù hợp với những khách hàng có nhu cầu vốn lớn để đầu tư kinh doanh.
Ngoài yêu cầu về tài sản thế chấp để xét duyệt vay thế chấp, mỗi ngân hàng sẽ có thêm những điều kiện khác. Tuy nhiên, tài sản được sử dụng để thế chấp cho khoản vay sẽ được ngân hàng kiểm tra và định giá.
Sự khác biệt giữa vay thế chấp và vay tín chấp
Nhiều người đi vay thường nhầm lẫn các khoản vay thế chấp và các khoản vay tín chấp, nhưng thực tế chúng không giống nhau. Cụ thể như sau:
Tiêu chí |
Vay thế chấp | Vay tín chấp |
Đặc điểm | Hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo và tài sản này phải thuộc sở hữu của người đi vay.
Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định giá trị tài sản đảm bảo. |
Hình thức vay không cần tài sản thế chấp.
Hình thức này dựa trên sự uy tín và năng lực trả nợ của người vay. |
Tài sản thế chấp |
Tài sản thế chấp theo quy định như sổ đỏ, ô tô, sổ hồng,… | Không cần tài sản thế chấp |
Mức lãi suất |
Lãi suất thấp, giảm dần theo thời gian trả nợ của người vay. | Lãi suất cao hơn so với vay thế chấp. |
Hạn mức khoản vay | Giới hạn từ 70 đến 100% giá trị tài sản đảm bảo |
Hạn mức cho vay thấp hơn |
Thời gian xét duyệt |
Thời gian xét duyệt hồ sơ lâu hơn | Thời gian xét duyệt nhanh chóng. |
Thủ tục đăng ký | Thủ tục đăng ký vay phức tạp |
Thủ tục đăng ký đơn giản |
Các hình thức vay thế chấp ngân hàng hiện nay
Ở Việt Nam, vay thế chấp là một loại hình vay khá phổ biến. Các ngân hàng hiện cung cấp nhiều gói vay đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người vay như sau:
Vay vốn kinh doanh
Vay kinh doanh là hình thức vay ngân hàng dành cho các doanh nghiệp hoặc hộ gia đình hay cơ sở muốn mở rộng kinh doanh sản phẩm của mình. Hình thức này có các đặc điểm sau:
- Các khoản vay cho các mục đích khác nhau bao gồm đầu tư bất động sản, mở rộng cơ sở sản xuất, phát triển kinh doanh, bổ sung vốn lưu động,..
- Không yêu cầu người đi vay phải minh chứng giấy đăng ký kinh doanh
- Có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng kinh doanh ngành khách sạn và nhà hàng.
- Vay thế chấp ngân hàng, với khoản vay tối đa 10 tỷ đồng, có thể đáp ứng tối đa 100% nhu cầu vốn.
- Hạn mức vay vốn lớn lên đến 85% giá trị tài sản đảm bảo.
- Hình thức trả góp linh hoạt, có thời hạn lên đến 10 năm.
Vay vốn thế chấp nhà
Vay thế chấp mua nhà là một phương án tốt cho những khách hàng muốn mua căn hộ hoặc nhà đất nhưng chưa có đủ tài chính. Đặc điểm của hình thức vay thế chấp nhà như sau:
- Ngân hàng thường hỗ trợ 100% vốn, 75% giá trị căn hộ/căn nhà với khoản vay tối đa là 20 tỷ đồng.
- Thời hạn vay mua nhà, căn hộ tối đa từ 25 đến 35 năm, tùy từng dự án.
- Có thể hoàn vốn và trả nợ cho bên bán nhà trong vòng 12 tháng kể từ khi ra sổ.
Vay vốn thế chấp xe ô tô, xe máy
Vay thế chấp ô tô, xe máy là một lựa chọn tốt cho những người có nhu cầu mua ô tô, xe máy để kinh doanh hoặc đi lại. Hầu hết các thủ tục vay mua ô tô hay thế chấp tại các ngân hàng đều nhanh chóng và đơn giản.
Đặc điểm của vay thế chấp ô tô, xe máy như sau:
- Lãi suất vay thế chấp ô tô, xe máy khá cao dao động từ 7 – 12%/năm.
- Thời gian vay tối đa đối với xe mới là 96 tháng và 84 tháng đối với xe cũ.
- Khách hàng được vay tối đa 85% giá trị tài sản với hình thức trả góp linh hoạt
Vay vốn thế chấp tài sản đảm bảo
Vay thế chấp tài sản đảm bảo là loại hình cho vay vốn lớn để phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng như mua sắm, khám chữa bệnh,… Hình thức này đáp ứng 100% số vốn tối đa 3 tỷ đồng với thời hạn thanh toán 10 năm.
Vay vốn thế chấp sổ tiết kiệm
Vay vốn thế chấp sổ tiết kiệm là gói vay mà khách hàng sẽ thế chấp sổ tiết kiệm của mình cho ngân hàng để vay tiền. Thời hạn vay dài hơn, thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng.
Số tiền vay có thể lên đến vài tỷ đồng và tương ứng với số tiền tiết kiệm của khách hàng với hình thức trả lãi linh hoạt. Mặt khác, lãi suất cho vay thế chấp sẽ khác nhau giữa các ngân hàng. Tỷ lệ trung bình hàng năm sẽ nằm trong khoảng từ 6,5% đến 8%.
Các loại lãi suất vay thế chấp và cách tính lãi suất
Hiện nay, các ngân hàng thường áp dụng 3 loại lãi suất thế chấp: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất hỗn hợp. Cách tính lãi suất của từng loại như sau:
Lãi suất thế chấp cố định
Lãi suất cố định là lãi suất thế chấp không đổi và không dao động trước những biến động của thị trường. Nói một cách đơn giản, người đi vay sẽ trả cùng một khoản tiền lãi cố định qua hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
Công thức tính lãi suất cố định như sau:
Số tiền lãi mỗi tháng = Số tiền vay x Lãi suất cố định (%/năm)/12
Lãi suất thế chấp thả nổi
Lãi suất thả nổi là lãi suất dao động theo quy định và chính sách của ngân hàng. Các ngân hàng thường điều chỉnh lãi suất cho vay từ 3 đến 6 tháng một lần.
Công thức tính lãi suất thả nổi như sau:
Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất
Số tiền lãi mỗi tháng = Số tiền vay x Lãi suất thả nổi (%/tháng)
Trong đó:
- Lãi suất cơ sở: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng, 24 tháng lĩnh lãi cuối kỳ.
- Biên độ lãi suất: Biên độ lãi suất cố định được ghi rõ trong hợp đồng và nó có thể thay đổi tùy theo thời điểm và điều kiện thị trường.
Lãi suất thế chấp hỗn hợp
Lãi suất hỗn hợp là lãi suất kết hợp giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định trong một khoảng thời gian nhất định. Các ngân hàng hiện áp dụng lãi suất cố định cho các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng tùy từng gói vay.
Do đó, lãi suất hỗn hợp sẽ được tính bằng cách sử dụng công thức lãi suất thả nổi hoặc công thức lãi suất cố định tùy từng thời điểm.
Điều kiện, hồ sơ và quy trình vay thế chấp ngân hàng
Điều kiện để vay thế chấp ngân hàng
Vay thế chấp ngân hàng tương đối đơn giản so với các hình thức vay khác. Người vay chỉ phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
- Là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 18 đến 60.
- Khả năng trả nợ ngân hàng (thông qua báo cáo tín dụng, bảng lương hàng tháng, hợp đồng lao động,…).
- Có tài sản thế chấp phù hợp với quy cách cho vay thế chấp.
- Không tiền án tiền sự và không có nợ xấu ngân hàng.
Hồ sơ vay thế chấp ngân hàng
Người đi vay cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ sau để làm hồ sơ vay thế chấp ngân hàng:
- Giấy đề nghị vay thế chấp theo quy định của ngân hàng
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và hộ chiếu có công chứng
- Bản sao hộ khẩu hoặc mẫu KT3, cũng như bất kỳ giấy tờ liên quan nào khác
- Giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo: Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản khác, giấy tờ xe hoặc giấy tờ có giá trị khác và giấy chứng nhận hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Giấy tờ chứng minh năng lực trả nợ: Hợp đồng lao động, bảng lương, sao kê tín dụng 3 đến 6 tháng gần nhất, bằng chứng thu nhập tài sản cho thuê, giấy phép đăng ký kinh doanh,…
Quy trình vay thế chấp ngân hàng
Người vay có thể đăng ký vay thế chấp ngân hàng trực tuyến hoặc Online. Mỗi hình thức sẽ có quy trình khác nhau như sau:
Quy trình vay vốn Online:
Vay vốn thế chấp Online khá đơn giản, nhà đầu tư có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Khách hàng có thể tìm kiếm các gói vay trên trang web của ngân hàng hoặc thông qua Mobile Banking.
- Bước 2: Chọn sản phẩm cho vay phù hợp với nhu cầu và nhập thông tin cần thiết.
- Bước 3: Hoàn tất quá trình đăng ký và đợi nhân viên ngân hàng liên hệ với người vay để xác nhận khoản vay.
Quy trình vay vốn trực tiếp tại ngân hàng:
Để vay vốn thế chấp tại ngân hàng, cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng
- Nhân viên ngân hàng sẽ thu thập những thông tin cơ bản về khách hàng như điều kiện vay, tài sản thế chấp, mục đích vay,…
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn
- Sau khi thu thập thông tin khách hàng, nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng các thủ tục, hồ sơ chi tiết dựa trên hoàn cảnh thực tế của khách hàng.
- Bước 3: Thẩm định tài sản đảm bảo
- Ngân hàng sẽ xem xét hồ sơ của khách hàng và xác minh thông tin, nơi cư trú, nơi làm việc của khách hàng. Đồng thời kết hợp các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, đối chiếu thông tin nhằm đảm bảo sự phù hợp với điều kiện của ngân hàng và khách hàng.
- Bước 4: Phê duyệt khoản vay
- Khi hoàn tất quá trình thẩm định, nhân viên ngân hàng sẽ lập đề xuất cấp tín dụng và chuyển hồ sơ cho bộ phận liên quan xét duyệt.
- Bước 5: Phê duyệt quyết định và giải ngân
- Khi hồ sơ của khách hàng đã được phê duyệt, bước cuối cùng là hoàn tất thủ tục giải ngân và chờ thông báo tiếp theo của ngân hàng.
Như vậy, vay thế chấp là một phương thức huy động vốn an toàn, hiệu quả, bảo vệ quyền lợi của cả bên đi vay và bên cho vay. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, các nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn vay thế chấp là gì, cũng như các điều kiện, thủ tục và quy trình liên quan đến việc vay thế chấp. Đừng quên theo dõi Sanuytin.com để cập nhật thêm các bài viết kiến thức Tài chính mới nhất nhé!