TTR là gì? TTR là một phương thức chuyển tiền bằng điện hoàn trả quốc tế được sử dụng rộng rãi bởi các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu với các đối tác nước ngoài. Vậy quy trình thanh toán TTR là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thanh toán TTR là gì?
TTR là từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement, đây là phương thức hoàn trả tiền chuyển khoản quốc tế được sử dụng phổ biến trong chứng từ L/C.
TTR được thanh toán khi công ty sử dụng chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn và nhận được sự chấp thuận từ L/C. Tuy nhiên, các chứng từ cần thiết do người bán gửi đến ngân hàng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Sau đó, ngân hàng sẽ gửi thư hoặc gọi điện thoại trực tiếp để đòi tiền phát hành L/C. Số tiền sẽ được hoàn trả trong vòng ba ngày kể từ khi ngân hàng nhận được điện báo, và các tài liệu sẽ được gửi sau đó bởi các đơn vị liên quan.
Các thành phần tham gia hình thức thanh toán TTR
Người xuất khẩu và người nhập khẩu là hai chủ thể quan trọng đối với hình thức thanh toán TTR. Ngoài ra, còn một số thành viên khác tham gia TTR như sau:
- Remitter – Người chuyển tiền: Nhà nhập khẩu có thể các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp
- Beneficiary – Người thụ hưởng: Người nhận được tiền hay gọi là nhà xuất khẩu hàng hóa.
- Remitting Bank – Ngân hàng chuyển tiền: Theo yêu cầu của người mua, ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu thực hiện thanh toán T/T cho nhà xuất khẩu.
- Agent Bank – Ngân hàng đại lý: Ngân hàng này sẽ phục vụ người thụ hưởng (Nhà xuất khẩu) và có quan hệ với ngân hàng chuyển tiền.
Quy trình chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn TTR
Chính vì sự tiện lợi và nhanh chóng nên phương thức thanh toán TTR hiện được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để giao dịch. Tuy nhiên, để tránh sai sót trong quá trình thanh toán, cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Người bán sẽ chuyển các tài liệu cho người mua ở một quốc gia khác.
- Bước 2: Người mua sẽ kiểm tra lại các tài liệu và người bán sẽ chuyển hàng cho người mua nếu thấy an toàn và phù hợp.
- Bước 3: Bên mua sẽ kiểm tra hàng trước khi làm thủ tục chuyển khoản tiền.
- Bước 4: Ngân hàng sẽ xử lý các thủ tục giấy tờ và chuyển tiền cho ngân hàng của người bán.
- Bước 5: Ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán tiền cho người bán.
Tuy nhiên, trường hợp thanh toán TTR trả trước hoặc trả sau sẽ có quy trình như sau:
Quy trình thanh toán TTR trả trước:
- Bước 1: Người mua đến ngân hàng viết lệnh chuyển tiền để thanh toán cho người bán.
- Bước 2: Ngân hàng gửi giấy báo nợ cho người mua
- Bước 3: Ngân hàng người mua chuyển tiền cho ngân hàng người bán
- Bước 4: Người bán nhận được thông báo có từ ngân hàng
- Bước 5: Người bán giao hàng cùng tài liệu liên quan cho người mua
Quy trình thanh toán TTR trả sau:
- Bước 1: Người bán giao hàng và tài liệu liên quan cho người mua
- Bước 2: Người mua yêu cầu ngân hàng chuyển tiền thanh toán
- Bước 3: Ngân hàng gửi giấy báo nợ cho người mua
- Bước 4: Ngân hàng người mua thực hiện chuyển tiền cho ngân hàng người bán
- Bước 5: Người bán nhận được thông báo có từ ngân hàng
Phân biệt giữa hình thức thanh toán TTR và T/T
Thanh toán TTR và T/T có một điểm chung là cả hai đều sử dụng điện để thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên, hai phương thức thanh toán này về cơ bản là khác nhau.
Thanh toán T/T |
Thanh toán TTR |
Phương thức thanh toán quốc tế chuyển khoản bằng điện độc lập không liên quan đến bất kỳ hình thức thanh toán nào khác. Người mua yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cho bên bán theo hai hình thức: Trả trước hoặc trả sau. |
Hình thức thanh toán phải có sự chấp thuận từ L/C. L/C cho phép: Người mua và người bán chỉ cần cung cấp các chứng từ phù hợp từ ngân hàng và theo quy định của pháp luật, việc quyết toán sẽ được hoàn tất trong vòng 36 giờ. L/C không cho phép: Người bán phải đợi chứng từ được gửi từ ngân hàng phát hành để xác minh và chờ thêm một tuần nữa để xem khoản thanh toán đã được nhận hay chưa. |
Những lưu ý khi sử dụng hình thức thanh toán TTR
Thanh toán TTR vừa có mối quan hệ với T/T và L/C. Do đó, khi sử dụng TTR để giao dịch, doanh nghiệp cần lưu ý những thông tin sau:
- Doanh nghiệp lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc mua bán, thanh toán để đảm bảo và có chứng từ đối chiếu trong trường hợp hải quan kiểm tra. Phải lưu giữ lệnh chuyển tiền và điện chuyển tiền có đóng dấu của ngân hàng cũng như bộ chứng từ gốc.
- Khi sử dụng hình thức chuyển tiền TTR trả sau, người mua chỉ cần thanh toán khi nhận đủ hàng kèm theo bộ chứng từ gốc và tờ khai hải quan.
- Người bán có nghĩa vụ mang bộ chứng từ gốc đi sao y, chủ động đính kèm lệnh chuyển tiền, nộp lại cho ngân hàng để thanh toán bằng chuyển khoản.
- Người mua phải đảm bảo số dư tài khoản đủ để thanh toán hóa đơn thương mại
- Cần lưu giữ giấy chuyển tiền và điện chuyển khoản có đóng dấu của ngân hàng kèm theo bộ chứng từ gốc khi làm thủ tục thanh toán bằng T/T và TTR.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hình thức thanh toán TTR là gì? T/T và TTR là hai phương thức thanh toán quốc tế được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn trong quá trình giao dịch, hãy luôn kiểm tra và lưu giữ các giấy tờ cần thiết.