X

PAMM MAM là gì? Phân biệt tài khoản PAMM và MAM

PAMM MAM là gì? Phân biệt tài khoản PAMM và MAM

Với sự biến động từ thị trường Forex, hầu hết các nhà giao dịch đều tìm cách đầu tư vào quỹ để đảm bảo an toàn và bảo toàn số vốn của mình. Trong đó, PAMM MAM là hai tài khoản được trader ưa chuộng nhất. Vậy tài khoản PAMM MAM là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tài khoản PAMM MAM là gì?

Tài khoản MAM là gì?

Tài khoản MAM là gì?

MAM (Multi Account Manager) còn được gọi là quản lý đa tài khoản. Đây là một hình thức dịch vụ cho phép người dùng quản lý hay kiểm soát, thực hiện giao dịch trên nhiều tài khoản cùng một thời gian nhất định và được tùy ý cài đặt thông qua một hệ thống duy nhất.

Nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch và kiểm soát quá trình giao dịch của mình trên nhiều tài khoản hiển thị trên màn hình lớn bằng dịch vụ MAM mà không cần phải đăng nhập nhiều tài khoản đơn lẻ khác.

MAM là hình thức ủy thác giao dịch cho người khác thực hiện. Với dịch vụ này, nhà đầu tư có thể ủy thác cho các nhà giao dịch chuyên nghiệp thực hiện giao dịch trên tài khoản của mình cũng như không cần phải lo lắng quá nhiều về việc quản lý tiền.

Tài khoản PAMM là gì?

Tài khoản PAMM là gì?

PAMM (Percent Allocation Management Module) là tài khoản quản lý quỹ theo mô đun tỷ lệ phần trăm. Đây là một loại dịch vụ cho phép nhà đầu tư ủy thác toàn bộ số tiền của mình cho người quản lý tài khoản để giao dịch và kiếm lợi nhuận thay họ.

Với hình thức này, nhà giao dịch có thể kiểm soát mức lỗ tối đa cho mỗi nhà quản lý quỹ mà họ đã chọn và số dư trong tài khoản PAMM thể hiện tổng số tiền khả dụng của nhà đầu tư. Người quản lý dịch vụ sẽ không được phép truy cập vào tài khoản này, họ chỉ có thể đại diện để thực hiện các giao dịch chứ không thể rút tiền từ đó.

Tài khoản PAMM có sự tham gia của các thành phần sau:

  • Nhà môi giới ngoại hối (Sàn Forex)
  • Người thực hiện giao dịch hoặc người sẽ quản lý vốn của nhà đầu tư.
  • Trader là những người tham gia giao dịch.

Phân biệt tài khoản PAMM và MAM

PAMM MAM là hai loại dịch vụ riêng biệt nhưng nhiều nhà giao dịch nhầm lẫn chúng. Để phân biệt được PAMM và MAM, nhà đầu tư có thể dựa trên nhiều yếu tố sau:

Điểm giống nhau: Hai tài khoản PAMM MAM đều là loại dịch vụ cung cấp công cụ quản lý vốn cho nhà đầu tư và chia sẻ lợi nhuận khi họ tạo ra lợi nhuận.

Điểm khác nhau:

Tài khoản MAM Tài khoản PAMM
Cách thức hoạt động Quỹ MAM và tài khoản của nhà đầu tư hoạt động hoàn toàn độc lập và nhà đầu tư có quyền thay đổi khối lượng giao dịch trên tài khoản với tỷ lệ tương ứng theo sở thích.

Vốn của người quản lý và nhà đầu tư đều được gửi vào cùng một tài khoản cố định. Khối lượng giao dịch của tài khoản sẽ được tính toán dựa trên tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư.

Cách thực hiện giao dịch

Toàn bộ quy trình giao dịch của người quản lý được sao chép vào tài khoản cá nhân của nhà đầu tư, nhưng nó cũng phụ thuộc vào mức ký quỹ của nhà đầu tư.

Người quản lý và nhà đầu tư sẽ đóng góp tiền vào một tài khoản chung theo một tỷ lệ vốn nhất định và lãi/lỗ sẽ phụ thuộc vào khả năng của người quản lý.

Phương thức rút tiền

Người đầu tư rút tiền bất cứ khi nào có nhu cầu. Tiền chỉ được rút sau khi hết thời hạn góp vốn như đã thỏa thuận trước đó.
Lợi nhuận và thua lỗ Khi một loạt lệnh đã được chốt theo thỏa thuận, lãi và lỗ sẽ được phân chia.

Khi tài khoản chung bị đóng, hoạt động cuối kỳ sẽ diễn ra.

Ký quỹ

Số tiền gửi được xác định bởi khối lượng lệnh mua, nhưng thường lớn hơn số tiền của quỹ PAMM.

Số tiền ký quỹ thấp nhất chỉ từ 1 USD.

Ưu nhược điểm của PAMM và MAM

Hàu hết nhiều người sử dụng tài khoản PAMM MAM nhưng không phải ai cũng quen thuộc với tất cả các tính năng của chúng. Mặc dù có rất nhiều lợi ích khi sử dụng tài khoản quỹ để giao dịch ngoại hối nhưng không nó cũng tồn tại một số rủi ro.

Để hỗ trợ các nhà giao dịch quyết định có nên sử dụng tài khoản quỹ trên thị trường ngoại hối hay không, cùng xem những lợi ích và hạn chế của việc sử dụng tài khoản PAMM MAM.

Ưu nhược điểm của PAMM và MAM

Tài khoản PAMM (Percent Allocation Management Module)

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng và tự động hóa: PAMM cho phép người quản lý tài khoản quản lý nhiều tài khoản cùng một lúc. Tất cả các quyết định giao dịch được thực hiện tự động, giúp cho người đầu tư tiết kiệm được thời gian và chi phí.
  • Phân bổ lợi nhuận tự động: Lãi và lỗ được tính toán dựa trên mức đầu tư ban đầu, điều này hạn chế các nhà đầu tư can thiệp trực tiếp vào quá trình giao dịch.
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: PAMM cho phép đầu tư vào nhiều chiến lược và nhà quản lý khác nhau, giảm rủi ro bằng cách chia vốn cho nhiều tài khoản.
  • Tính chuyên nghiệp cao: Ưu điểm của tài khoản PAMM là nó cung cấp tổng số tiền lớn hơn cho các nhà giao dịch, điều này có thể mang lại lợi nhuận cao hơn mức mà các nhà giao dịch có thể kiếm được với vốn đầu tư nhỏ hơn.

Nhược điểm:

  • Không kiểm soát được rủi ro: Nhà đầu tư không có quyền can thiệp trực tiếp vào quá trình giao dịch, điều này có thể khiến vốn đầu tư của họ gặp rủi ro nếu như không kiểm soát kịp thời trước biến động thị trường.
  • Chi phí và quyền lợi hạn chế: Việc sử dụng nền tảng PAMM, người dùng có thể phải chịu chi phí quản lý và các quy định hạn chế. Hơn nữa, không phải mọi nhà đầu tư đều có quyền truy cập vào toàn bộ chiến lược giao dịch hoặc nhà quản lý.

Tài khoản MAM (Multi-Account Manager)

Ưu điểm:

  • Tối ưu hóa lợi nhuận: Người quản lý có quyền kiểm soát rủi ro hoặc can thiệp trực tiếp vào từng tài khoản cụ thể, điều này giúp tối ưu hóa chiến lược giao dịch dựa trên mục tiêu và mong muốn cụ thể của từng nhà đầu tư.
  • Tính linh hoạt cao: MAM cho phép các nhà quản lý điều chỉnh chiến lược giao dịch cho từng tài khoản, tối ưu hóa dựa trên rủi ro, mục tiêu lợi nhuận và thời gian đầu tư.
  • Báo cáo lịch sử giao dịch chi tiết: Tài khoản MAM cung cấp báo cáo lịch sử giao dịch và hoạt động chi tiết, hỗ trợ người quản lý tài khoản đánh giá hiệu suất và đưa ra quyết định quản lý tài khoản hợp lý.
  • Quản lý đồng thời nhiều tài khoản: Người quản lý tài khoản có thể quản lý nhiều tài khoản khách hàng trong một giao diện đơn giản bằng MAM.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu kỹ năng cao: Để đối phó với những biến động của thị trường, tài khoản MAM yêu cầu người quản lý phải có kiến ​​thức chuyên sâu về thị trường tài chính cũng như kỹ năng quản lý rủi ro hiệu quả.
  • Khó khăn trong việc theo dõi: Khi có nhiều tài khoản để quản lý, việc theo dõi và quản lý từng chiến lược giao dịch có thể trở nên phức tạp và tốn thời gian.

Tiêu chí lựa chọn PAMM MAM tốt nhất

Tài khoản PAMM MAM cung cấp các cơ hội quản lý đầu tư cho nhiều người. Tuy nhiên, việc lựa chọn giữa hai tài khoản này đòi hỏi người đầu tư phải xem xét kỹ lưỡng. Dưới đây là một số yếu tố cơ bản để trader lựa chọn được tài khoản PAMM hoặc MAM tốt nhất:

Tiêu chí lựa chọn PAMM MAM tốt nhất

Mục tiêu đầu tư và chiến lược giao dịch

  • PAMM: Tài khoản này thường được quản lý bởi một nhà đầu tư và được xây dựng theo một chiến lược cụ thể. Do đó, PAMM sẽ phù hợp với những nhà giao dịch muốn đầu tư với chiến lược rõ ràng và mục tiêu cụ thể.
  • MAM: MAM cho phép người dùng quản lý nhiều tài khoản phụ, giúp đa dạng hóa rủi ro và phân bổ vốn tốt hơn. Tài khoản này là lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư cần sự linh hoạt trong việc phân bổ vốn và quản lý nhiều tài khoản.

Kinh nghiệm và kỹ năng của người quản lý

  • PAMM: Khi lựa chọn một quỹ đầu tư, kinh nghiệm và kỹ năng của người quản lý tài khoản là rất quan trọng. Nhà giao dịch có thể đánh giá hiệu suất giao dịch, quản lý dòng tiền và lịch sử giao dịch của họ. Điều này giúp trader xác định xem họ có phù hợp với mục tiêu của mình hay không.
  • MAM: Nhà giao dịch phải xem xét khả năng của người quản lý và cách họ quản lý các tài khoản phụ. Hiểu chiến lược và khả năng tương tác với các nhà quản lý là điều cần thiết.

Tính linh hoạt và hiệu quả

  • PAMM: Quỹ PAMM thường thiếu sự kiểm soát trong việc điều chỉnh chiến lược hoặc phân bổ vốn nên có tính linh hoạt kém hơn.
  • MAM: Tính linh hoạt cao cho phép nhà giao dịch điều chỉnh tỷ lệ phân bổ vốn và quản lý riêng từng tài khoản phụ hoạt động hiệu quả hơn.

Chi phí giao dịch

Các khoản phí như phí quản lý, chênh lệch giá và phí giao dịch đều có thể có tác động lớn đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Vì vậy, việc so sánh cấu trúc phí của PAMM MAM giúp cho nhà đầu tư tính toán lợi nhuận/thua lỗ và tiết kiệm tiền hiệu quả.

Tính chuyên nghiệp của người quản lý

Trader có thể đánh giá mức độ hỗ trợ và tính chuyên nghiệp của các nhà quản lý quỹ để lựa chọn được quỹ đầu tư chất lượng và phù hợp với nhu cầu của mình.

Việc lựa chọn PAMM và MAM phải dựa trên mục tiêu, chiến lược, mức độ chấp nhận rủi ro và tiềm năng lợi nhuận của mỗi nhà đầu tư. Để đưa ra quyết định đúng đắn, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng các điều khoản, thông tin về người quản lý, trong đó có lịch sử giao dịch.

Trên đây là những thông tin về tài khoản PAMM MAM, sự khác biệt giữa hai loại tài khoản này. Hy vọng các nhà đầu tư sẽ lựa chọn và tìm hiểu kỹ càng về các loại hình dịch vụ này, để tránh xảy ra sự cố không đáng có. Do đó, các nhà giao dịch phải chọn một nhà môi giới có uy tín hoặc một nhà quản lý tài năng để thu được lợi nhuận lớn. Đừng quên theo dõi Sanuytin.vn để cập nhật kiến thức thị trường mới nhất tại đây nhé!

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Tags: quỹ mam
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.