Phí giao dịch chứng khoán luôn là mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi lựa chọn sàn môi giới và mỗi broker sẽ có những mức phí không giống nhau. Trong bài viết hôm nay, sẽ tìm hiểu về quy định trong chi phí chứng khoán MBS và mức thu phí giữa các sàn chứng khoán tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng theo dõi nhé!
- SFI coin là gì? Tổng quan kiến thức về Saffron Finance (SFI) 2023
- SHIB coin là gì? Một số thông tin quan trọng về SHIB coin 2023
- Shiba coin là gì? Đồng Coin mới nhất trên mạng xã hội hiện nay
- Shill coin là gì? Làm thế nào để biết đồng coin đang bị Shill
Khái niệm phí giao dịch chứng khoán là gì?
Phí giao dịch chứng khoán còn được gọi là phí môi giới chứng khoán – Đây là khoản phí mà người giao dịch phải trả cho người môi giới chứng khoán sau khi giao dịch thành công hoặc khớp lệnh mua, bán trên cơ sở sử dụng dịch vụ tại sàn chứng khoán đó.
Phí giao dịch chứng khoán sẽ được tính bằng cách lấy tỷ lệ phần trăm trên giá trị giao dịch hàng ngày của khách hàng, tỷ lệ này sẽ do công ty môi giới chứng khoán quy định hoặc thay đổi tùy theo mức độ tổng giá trị giao dịch trong ngày và vị thế của nhà đầu tư.
Phí giao dịch chứng khoán sẽ thấp hơn khi tổng số tiền giao dịch lớn. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể thỏa thuận, đàm phán lại mức phí giao dịch thấp hơn khi đầu tư chứng khoán tại một số công ty môi giới và mỗi công ty chứng khoán sẽ áp dụng một mức phí khác nhau.
Điểm quan trọng của phí giao dịch chứng khoán
Thứ nhất, phí giao dịch chứng khoán sẽ được tính dựa trên mỗi giao dịch mua và bán của nhà đầu tư.
- Ví dụ: Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu LPB tại ngày T+0 sau 2 ngày, cổ phiếu về tài khoản, đến ngày T+3 nhà đầu tư quyết định bán cổ phiếu LPB đã mua. Phí trong giao dịch mua và bán, nhà đầu tư phải chịu.
Thứ hai, phí giao dịch chứng khoán sẽ được trừ tạm và thu trên lệnh thực khớp. Khi nhà đầu tư đã đặt lệnh thành công, phí sẽ trừ vào tài khoản. Nhưng nếu lệnh của bạn không khớp thì tiền sẽ được hoàn lại. Nhà đầu tư có quyền hủy lệnh để vốn và phí được hoàn trả.
Các loại phí, thuế trong đầu tư chứng khoán
Hiện thị trường chứng khoán có 4 loại phí mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải nắm để biết cách tính toán khi giao dịch.
Phí giao dịch
Phí giao dịch là loại phí lớn nhất và cần thiết nhất cho một giao dịch. Loại phí này chỉ phát sinh khi bạn giao dịch và phí này được công ty chứng khoán thu khi bạn thực hiện lệnh mua hoặc bán. Phí sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm giao dịch trong ngày của nhà đầu tư.
Mỗi công ty chứng khoán sẽ áp dụng một khoản phí khác nhau trên mỗi lần giao dịch và đảm bảo không được vượt quá 0.5%. Trung bình các công ty chứng khoán lấy phí giao dịch dao động từ 0.15% đến 0.35% tùy từng trường hợp.
Phí giao dịch còn phải dựa trên các chương trình khuyến mãi hay ưu đãi dành cho từng khách hàng. Thông tin về phí giao dịch sẽ được thông báo trên website của công ty.
Ví dụ về phí chứng khoán như sau:
Một nhà đầu tư mở lệnh mua 1.000 cổ phiếu với giá mỗi cổ phiếu là 43.000 đồng. Tổng tiền cổ phiếu của nhà đầu tư mua là: 1.000 x 43.000 = 43.000.000 đồng.
Tuy nhiên nhà đầu tư này phải trả một khoản phí chứng khoán nữa. Giả sử công ty này áp dụng mức phí là 0.2%. Vậy thì: 43.000.000đ x 0.2% = 86.000 đồng. Vậy tổng tiền mà nhà đầu tư phải bỏ ra khi chọn mua mã cổ phiếu này là 43.000.000 + 86.0000 = 43.086.000 đồng
Khi nhà đầu tư muốn bán 1.000 cổ phiếu với giá là 50.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư sẽ nhận về 1.000 x 50.000 = 50.000.000 đồng. Bên cạnh đó bạn phải chịu một khoản phí là 0.2%, tương đương với 50.000.000 x 0.2% = 100.000đ. Vậy số tiền bạn thực nhận là 49.900.000 đồng.
Thuế thu nhập cá nhân
Theo các quy định về thuế thu nhập, nhà đầu tư chứng khoán phải trả một khoản phí gọi là phí thu nhập cá nhân mỗi khi bán cổ phiếu. Nếu quy định là 0.1% thì số tiền bạn phải chi trả khi bán cổ phiếu là 50.000.000 x 0.1% = 50.000 đồng.
Vậy nhà đầu tư thực nhận là 49.900.000 – 50.000 = 49.850.000đ.
Phí lưu ký chứng khoán
Phí lưu ký sẽ được chi trả cho Trung tâm lưu ký chứng khoán với mục đích đảm bảo việc lưu giữ ký gửi và chứng minh việc bạn sở hữu lượng cổ phiếu đó trong một doanh nghiệp.
Hiện mức phí lưu ký chứng khoán được áp dụng là 0.4đ/cp/tháng.
Ví dụ: Bạn đang nắm 1.000 cổ phiếu thì mỗi tháng bạn phải mất phí lưu ký tương đương
0.4 x 1.000 = 400đ/tháng.
Thuế thu nhập khi nhận cổ tức bằng tiền mặt
Thông thường các doanh nghiệp sẽ trả cổ tức mỗi năm 2 lần hoặc 1 lần cho các cổ đông. Cổ tức được chia được xem là thu nhập của nhà đầu tư nên họ có nhiệm vụ phải đóng thuế. Mức thuế thường được áp dụng là 5% tổng giá trị cổ tức tiền mặt.
Ví dụ:
Công ty A trả cổ tức bằng tiền mặt, nhà đầu tư có 1.000 cổ phiếu với 5.000 đồng trên mỗi cổ phiếu tức sẽ nhận được 5 triệu tiền cổ phiếu. Tuy nhiên phải đóng thuế 5.000.000 x 5% = 250.000đ. Vậy bạn sẽ thực nhận số tiền là 5.000.000 – 250.000 = 4.750.000đ.
Ngoài những loại phí giao dịch chứng khoán trên, các công ty còn áp dụng thêm một số loại phí bên lề như phí sao kê giao dịch, xác nhận số dư, trích lục hồ sơ, …
Xem thêm: https://sanforexviet.com/phan-mem-phan-tich-chung-khoan/
So sánh phí giao dịch chứng khoán giữa các sàn giao dịch Việt Nam
Thuế và phí khi giao dịch chứng khoán được xem là vô cùng quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Bởi nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư, chính vì thế nhà giao dịch nên cân nhắc kỹ lưỡng về vấn đề này khi tiến hành đầu tư.
Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước thường quy định mức tối đa của phí giao dịch chứng khoán là 5% trên 1 lần, nhưng mức phí của sàn môi giới thì lại phụ thuộc vào quy định của những công ty chứng khoán thành viên.
Ngoài ra, một số công ty chứng khoán còn phụ thu thêm phí duy trì tài khoản và phí dịch vụ, đây là các chi phí phát sinh và cũng được quy định riêng theo từng công ty. Dưới đây sẽ là phí giao dịch chứng khoán của từng broker như sau:
Phí giao dịch chứng khoán SSI
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm 1999 – Đây là công ty chứng khoán lớn nhất và uy tín nhất tại thị trường Việt Nam. SSI vinh dự là công ty chứng khoán tư nhân đầu tiên của nhà nước được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” vào tháng 12 năm 2020. Dưới đây là bảng giá chứng khoán của SSI:
Chứng khoán cơ sở (Cổ phiếu/Chứng chỉ quỹ/ETF/Chứng quyền có bảo đảm):
Biểu phí SSI |
|
Loại phí |
Mức phí |
Phí giao dịch Online |
0,25% |
Phí giao dịch qua các kênh khác |
Dưới 100 triệu: 0.35% Từ 100 triệu đến 500 triệu: 0.30% Trên 500tr: 0,25% |
Trái phiếu:
Loại giao dịch |
Mức phí |
Giao dịch thông thường |
0.05% – 0.1% |
Giao dịch repo trái phiếu |
Chứng khoán phái sinh:
Số lượng giao dịch |
Phí giao dịch Online | Phí giao dịch qua các kênh khác |
Dưới 100 triệu | 3,000 |
3,000 |
Từ 100 triệu đến 300 triệu |
2,000 | 2,000 |
Trên 300 triệu | 1,000 |
1,000 |
Phí giao dịch chứng khoán HSC
Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, ký hiệu HCM, được thành lập vào ngày 23 tháng 4 năm 2003. Đây là một trong 4 công ty chứng khoán lớn nhất và đáng tin cậy nhất tại thị trường Việt Nam, cùng với SSI, VNDirect và VCSC.
Bốn công ty chứng khoán này còn được gọi là tứ đại gia chứng khoán Việt Nam hay Big Four của chứng khoán Việt Nam. Dưới đây là phí giao dịch HSC:
Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ:
Số lượng giao dịch |
Phí giao dịch Online | Chuyên viên môi giới
Quản lý |
Dưới 100 triệu | 0.20% |
0.35% |
Từ 100 triệu đến 300 triệu |
0.20% | 0.30% |
Từ 300 triệu đến 500 triệu | 0.20% |
0.25% |
Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ |
0.20% | 0.20% |
Trên 1 tỷ | 0.15% |
0.15% |
Trái phiếu:
Phí giao dịch Online | Chuyên viên môi giới
Quản lý |
|
Trái phiếu | 0.10% |
0.10% |
Lưu ký:
Loại giao dịch |
Phí giao dịch |
Lưu ký chứng khoán chuẩn bị niêm yết |
0 |
Lưu ký chứng khoán trong tài khoản |
0.27 đồng/cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền/tháng |
Lưu ký trái phiếu trong tài khoản |
0.18 đồng/trái phiếu/tháng |
Chuyển khoản để tất toán tài khoản |
0,3 đồng/chứng khoán/1 lần chuyển khoản/1 mã chứng khoán. (tối đa không quá 300.000 đồng/1 lần/1 mã chứng khoán) |
Phí ứng trước:
Phí giao dịch |
|
Đặt lệnh mua |
0 |
Rút tiền |
0.04%/ngày |
Phí Margin:
Phí giao dịch |
|
Phí Margin |
0.04%/ngày |
Phí giao dịch chứng khoán MBS
Ngân hàng Quân đội thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán MB vào ngày 11/5/2000. Đây là một trong sáu công ty chứng khoán đầu tiên tại thị trường Việt Nam và có thị phần môi giới cao nhất trong Top 10 tại cả Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh vào năm 2009. Dưới đây là phí giao dịch chứng khoán MBS như sau:
Cổ phiếu/chứng chỉ quỹ/chứng quyền có bảo đảm:
Dịch vụ MBS online:
- Phí giao dịch theo giá trị giao dịch: 0.08%
- Phí giao dịch của khách hàng dịch vụ MBS Online theo chương trình MBS Partner: 0.15%
Dịch vụ có broker:
Số lượng giao dịch |
Kênh điện tử | Quầy/Broker |
Dưới 100 triệu | 0,3% |
0,35% |
Từ 100 triệu đến 300 triệu |
0,3% | 0,325% |
Từ 300 triệu đến 500 triệu | 0,25% |
0,3% |
Từ 500 triệu đến 700 triệu |
0,2% | 0,25% |
Từ 700 triệu đến 1 tỷ | 0,15% |
0,2% |
Trên 1 tỷ |
0,15% |
0,15% |
Trái phiếu:
- Phí giao dịch trái phiếu khách hàng phổ thông: 0,1%/ Tổng giá trị giao dịch/ Tài khoản dịch vụ.
- Trường hợp có thỏa thuận khác: Từ 0,02%- 0,1%/ Tổng giá trị giao dịch/ Tài khoản dịch vụ.
- Phí giao dịch trái phiếu đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp: 0.2%/Tổng giá trị giao dịch/Tài khoản dịch vụ.
Chứng khoán phái sinh:
Phí giao dịch |
Phí đóng/mở trong ngày | Phí qua đêm/đáo hạn hợp đồng |
Hợp đồng tương lai chỉ số | 3.000 đồng/HĐ/lượt |
3.000 đồng/HĐ/lượt |
Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ |
8.000 đồng/HĐ/lượt |
8.000 đồng/HĐ/lượt |
Lưu ký chứng khoán:
- 0.27 VND/ 1 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền/ tháng
- 0.18 VND/Trái phiếu doanh nghiệp/tháng tối đa 2 triệu VNĐ/tháng/mã TPDN
- 0.14 VND/Trái phiếu chính phủ/tháng tối đa 1,4 triệu VNĐ/tháng/mã TPCP
Phí giao dịch chứng khoán FPTS
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT là công ty con của Tập đoàn FPT bắt đầu hoạt động từ ngày 13/7/2007. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã chính thức niêm yết FPTS – Mã cổ phiếu FTS vào tháng 1/2017. Dưới đây sẽ là phí giao dịch chứng khoán của FPTS:
Cổ phiếu/chứng chỉ quỹ/ETF/chứng quyền:
Giá trị giao dịch |
Có chuyên viên hỗ trợ giao dịch | ||
Phí theo bậc thang | Phí theo bậc thang |
Mức phí cố định |
|
Dưới 2 tỷ |
0.11% | 0.10% | 0.088% |
Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ | 0.10% |
0.09% |
|
Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ |
0.09% | 0.08% | |
Từ 10 tỷ đến dưới 30 tỷ | 0.08% |
0.07% |
|
Từ 30 tỷ đến dưới 50 tỷ |
0.07% | 0.06% | |
Từ 50 tỷ trở lên | 0.06% |
0.05% |
|
Trái phiếu |
0.05% |
Cổ phiếu:
Giá trị giao dịch |
Mức phí |
Dưới 3 tỷ |
0.5% |
Từ 3 tỷ đến dưới 5 tỷ |
0.4% |
Từ 5 tỷ trở lên |
0.3% |
Phí giao dịch tối thiểu |
50.000 VND/giao dịch |
Như vậy, nếu là một nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường thì việc nắm bắt các khoản phí giao dịch chứng khoán từ các công ty này là điều vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên, nếu là một nhà đầu tư mới thì có lẽ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vật, tốt nhất những nhà đầu tư mới, hãy luôn lựa chọn các sàn chứng khoán có phương thức tính phí đơn giản để tiến hành giao dịch cho thuận lợi.
Xem thêm: Broker chứng khoán là gì?
Phí giao dịch chứng khoán công ty nào thấp nhất?
Theo quy định mức phí giao dịch chứng khoán sẽ là 0,5% trên tổng số tiền giao dịch trong ngày, nhưng thực tế thì không có công ty chứng khoán nào áp dụng mức phí giao dịch chứng khoán trên cả. Vì mức phí này được xem là quá cao so với thị trường, nên một chi phí thích hợp sẽ dao động khoảng từ 0.1% đến 0.35% và đa số đều được các sàn môi giới áp dụng cho trader.
Cho nên, mức phí giao dịch chứng khoán 0.1% được xem là mức phí thấp nhất trên thị trường hiện nay và được áp dụng cho những nhà giao dịch trực tuyến mà không có nhân viên môi giới hỗ trợ.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải lưu ý đến các loại phí phát sinh khác nữa trên sàn chứng khoán. Do đó, trước khi quyết định đầu tư vào một công ty chứng khoán thì tốt nhất trader nên yêu cầu họ liệt kê toàn bộ các chi phí giao dịch chứng khoán một cách rõ ràng, để tránh trường hợp bị tính thêm phí mà không hề biết khi tiến hành giao dịch.
Bài viết của Sàn Uy Tín đã chia sẻ những thông tin cần thiết về phí giao dịch chứng khoán MBS, hy vọng nhà đầu tư sẽ tham khảo và cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định, tránh những sai lầm không đáng có và bảo vệ số vốn được an toàn.