X

Mô hình Ponzi là gì? Cách nhận biết và phòng tránh lừa đảo

Mô hình Ponzi là gì? Cách nhận biết và phòng tránh lừa đảo

Chắc bạn đã đôi lần nghe đến việc lừa đảo tiền của nhà của đầu tư thông qua mô hình đa cấp lừa đảo. Hôm nay Sàn Forex Việt sẽ đem đến cho bạn thông tin về loại lựa lừa đảo này. Trên thế giới, mô hình lừa gạt có tên gọi là mô hình Ponzi. Vậy Mô hình Ponzi là gì?

Mô hình Ponzi là gì?

Mô hình Ponzi còn được gọi là mô hình đa cấp – một hình thức lừa đảo bằng cách mượn tiền của nhà đầu tư mới để trả cho nhà đầu tư trước đó, số tiền được mượn sẽ không dùng vào bất kỳ mục đích đầu tư tài chính nào. Khi kiếm đủ số tiền từ “con mồi” những tên lừa đảo này sẽ tự động biến mất.

Mô hình đa cấp Ponzi có gì mà thu hút được nhiều người sập bẫy đến như vậy

Điểm độc đáo của mô hình này là đánh vào tâm lý của người đầu tư. Các nhà đầu tư ban đầu đã vô tình lôi kéo các nhà đầu tư mới vào vụ lừa đảo bằng cách đưa ra những lời hứa hấp dẫn như sẽ trả lại lợi tức cao gấp 100 lần so với tiền gửi ngân hàng hoặc truyền bá câu chuyện thành công của họ.

Những kẻ lừa đảo kiếm lợi bằng cách tính phí đầu tư hoặc đơn giản là ăn cắp tiền từ các nhà đầu tư. Các kế hoạch Ponzi thường thất bại vì không có đủ vốn mới để trả cho số lượng nhà đầu tư hiện tại ngày càng tăng.

Nguồn gốc mô hình lừa đảo Ponzi

Khái niệm về mô hình lừa đảo này lần đầu tiên xuất hiện trong tiểu thuyết Martin Chuzzlewit (1844) và Little Dorrit (1857) của nhà văn Charles Dickens.

Mọi thứ tưởng chừng chỉ tồn tại trong tiểu thuyết đều trở thành hiện thực, khi Charles Ponzi thực hiện ý tưởng này vào năm 1920. Và anh ta đã trở thành kẻ lừa đảo khét tiếng nhất nước Mỹ vào thời điểm đó, và hiện tại nhiều người đã sử dụng mô hình này để đánh lừa người khác.

Charles Ponzi kẻ lừa đảo nổi tiếng tại Mỹ ở thể kỷ 20

Kế hoạch ban đầu của gã là dùng coupon thanh thanh toán quốc tế để trả tiền mua tem, nhưng kế hoạch sau đó bị biến tướng khi Ponzi dùng tiền của người sau trả người trước.

Vào đầu thế kỷ XX, dịch vụ bưu chính đã phát hành phiếu giảm giá toàn cầu, cho phép người gửi trả trước bưu phí và phí từ người nhận. Người nhận thư có thể mang phiếu này đến bưu điện địa phương để dán tem và gửi thư một lần.

Giá tem thư cũng giống mọi hàng hóa khác luôn có sự chênh lệch về giá cả giữa này với nước kia. Nhìn trúng được khe hở này, Ponzi đã nảy ra ý tưởng mua coupon từ các nước có giá rẻ và bán chúng tại các nước có giá cao, để tạo ra lợi nhuận.

Vì kinh doanh quá thành công khiến gã mua thu mua được nhiều hơn, nhưng lại không đủ vốn. Ponzi đã vay tiền bạn bè, hứa sẽ trả lãi lên tới 50% trong vòng 45 ngày và sau đó họ được trả lại như đã hứa. Thương vụ trên ngay lập tức thu hút một lượng lớn nhà đầu tư, số tiền lên tới 1 triệu USD mỗi tuần.

Ban đầu phi vụ thực khá suôn sẻ gã đã trả tiền lại cho nhà đầu tư đúng như lời hứa, khiến cho bạn càng thêm tin tưởng và kêu gọi nhiều người khác cùng nhau tham gia.

Vào thời điểm đó, số phiếu giảm giá mà gã thu thập được trên khắp thế giới không đủ để trả hết cho các nhà đầu tư trước đó. Mô hình này cuối cùng thất bại khi Boston Post điều tra, Ponzi đã khiến các nhà đầu tư thiệt hại 20 triệu USD và khiến 6 ngân hàng phá sản.

Xem thêm: https://sanforexviet.com/mo-hinh-3-dinh-la-gi/

Mô hình Ponzi hoạt động như thế nào?

Cách mô hình Ponzi được vận hành

Khoản đầu tư của các cá nhân sau đã vượt quá mong đợi của Ponzi, cho phép tiền được trả lại cho các nhà đầu tư trước đó. Từ đó, hắn nghĩ ra kế hoạch lừa đảo khét tiếng của mình. Đầu tiên, anh ta dùng danh nghĩa công ty để lôi kéo khách hàng, hứa sẽ trả lại 50% lãi trong vòng 45 ngày và 100% lãi trong vòng 90 ngày.

Ponzi ngày càng trở nên phổ biến nhờ mô hình đầu tư lãi suất và nhiều nhà đầu tư đã bị thu hút đầu tư vào công ty. Thay vì đầu tư tiền, Ponzi trả lãi cho các nhà đầu tư trước đó và giữ phần còn lại làm lợi nhuận. Mô hình Ponzi này đã tồn tại mãi cho đến năm 1920 bị phanh phui trước vành móng ngựa thì nó mới thật sự sụp đổ.

Vì sao gọi là mô hình đa cấp Ponzi?

Mô hình Ponzi thường được gọi là “đa cấp”. Nguyên nhân chính là do số tiền lãi quá hấp dẫn nên người tham gia luôn tìm cách mời người khác đầu tư để có thể nhận được tiền từ người tham gia này. Số tiền này sẽ được phân phối theo cách này cho một số lượng lớn người tham gia.

Nhìn bề ngoài, nó có vẻ là một hoạt động kinh doanh hợp pháp bình thường, nhưng lợi nhuận trả cho nhà đầu tư bị hạn chế và cần dòng tiền lớn để duy trì hoạt động. Khi số tiền đổ vào không đủ để trả cho người tham gia, mô hình Ponzi này sẽ sụp đổ.

Mô hình đa cấp Ponzi khiến cho người tham gia bị che mắt bởi lợi nhuận vì tỷ lệ ROI quá hấp dẫn. Mô hình này rủi ro hơn nhiều so với các khoản đầu tư khác. Nếu ROI âm, bạn có thể mất toàn bộ khoản đầu tư của mình.

Các thành viên của mô hình Ponzi

Mô hình này bao gồm các thành viên sau, mỗi thành viên sẽ có những nhiệm vụ cụ thể:

  • Schemer: Đây là người kêu gọi mọi người góp vốn đầu tư và cũng là chủ mưu thiết lập nên hệ thống. Những người này sẽ xây dựng thương hiệu và hình ảnh của mình như những người doanh nhân thành đạt, có kỹ năng thuyết phục và ăn nói.
  • Investor: Những người bị Schemer dẫn dắt tham gia đầu tư. Họ bỏ tiền tỷ để tham gia với mục đích kiếm lợi nhuận khủng. Họ chọn mô hình này là vì họ không cần làm gì mà cũng có hoa hồng từ người khác.
  • Ponzi Introducing Investor: Họ không cần bỏ tiền hoặc bỏ rất ít tiền để tham gia vào mô hình. Họ sẽ kiếm tiền từ việc giới thiệu thật nhiều người tham gia và chính Schemer sẽ trả tiền giới thiệu cho họ.

Dấu hiệu nhận diện mô hình Ponzi

Nếu thấy có những biểu hiện sau bạn nên cảnh giác vì hơn 90% bạn đã gặp kẻ đang sử dụng mô hình lừa đảo Ponzi:

  • Lợi nhuận hấp dẫn: Mô hình Ponzi có một điểm chung là lợi nhuận cực cao, lên tới 10%/tháng và không có rủi ro. Trên thực tế, mọi khoản đầu tư đều có một mức độ rủi ro nhất định và các khoản đầu tư có lợi suất cao thường rủi ro hơn. Bất kỳ cơ hội đầu tư “được đảm bảo” nào cũng cần được xem xét một cách thận trọng.
  • Lợi nhuận quá ổn định: Các khoản đầu tư có xu hướng tăng và giảm giá trị theo thời gian. Hãy cảnh giác với khoản đầu tư luôn tạo ra lợi nhuận dương bất kể điều kiện thị trường.
  • Hình thức đầu tư không có giấy phép: Luật chứng khoán hay luật kinh doanh luôn yêu cầu các công ty hoặc quỹ đầu tư phải có giấy phép hoặc đăng ký. Phần lớn các mô hình Ponzi liên quan đến các cá nhân không có giấy phép hoặc doanh nghiệp chưa đăng ký. Việc đăng ký rất quan trọng vì nó cho phép các nhà đầu tư tìm hiểu về cách quản lý, sản phẩm, dịch vụ và tài chính của công ty.
  • Chiến lược đầu tư phức tạp: Bạn nên hạn chế đầu tư nếu như không am hiểu về công ty hoặc không có được thông tin đầy đủ về công ty đó.
  • Không cung cấp tài liệu, báo cáo liên quan danh mục đầu tư: Việc không cung cấp tài liệu đầy đủ hoặc báo cáo đầu tư, kinh doanh rõ ràng, minh bạch có thể cho thấy rằng tiền không được đầu tư hoặc giao dịch theo cách đã hứa.
  • Rút tiền khó khăn: Nếu bạn không nhận được lợi nhuận hoặc gặp khó khăn khi rút tiền, hãy thận trọng. Những người đứng đầu mô hình Ponzi có thể đang ngăn chặn người đầu tư rút tiền bằng cách đưa ra mức lợi nhuận cao hơn nếu như đầu tư lâu hơn.
Dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi là gì?

Một số chiêu trò lừa đảo trong Forex và chứng khoán mà bạn nên thận trọng:

  • Thứ 1: Lời hứa mang lại lợi nhuận cực cao từ vài chục đến vài trăm phần trăm trong vòng vài tuần hoặc vài ngày.
  • Thứ 2: Sử dụng mô hình ủy thác đầu tư, những kẻ lừa đảo này sẽ nói với bạn rằng nếu bạn không biết cách đầu tư tài chính để kiếm lợi nhuận thì hãy ủy thác cho chúng. Họ có một đội ngũ chuyên gia đảm bảo thắng 100%. Khi có đủ tiền, họ sẽ “biến mất” không dấu vết.
  • Thứ 3: Đây là một chiến lược phổ biến được sử dụng bởi các công ty tự xưng là sàn Forex. Cũng hứa hẹn lợi nhuận cao, nhưng bằng tiền ảo chứ không phải tiền mặt. Các nhà môi giới lừa đảo sẽ phân phối chứng khoán của một dự án hư cấu, tiền điện tử hoặc mã thông báo cho người tham gia. Bạn gửi tiền thật nhưng chỉ nhận được tiền trên giấy tờ, vì tiền ảo hoặc chứng khoán không thể rút được và chỉ có thể giao dịch trong nội bộ sàn giao dịch.
  • Thứ 4: Một số công ty lừa đảo vẫn sẽ trả cho bạn bằng tiền mặt như đã hứa. Tuy nhiên, số tiền phải trả sẽ luôn thấp so với số tiền đầu tư vào công ty và cuối cùng công ty sẽ biến mất.
  • Thứ 5: Lấy tiền từ các nhà đầu tư bằng cách chiếm đoạt nó. Đầu tiên, hỗ trợ nhà đầu tư kiếm lợi nhuận (tiền mặt, cổ phiếu, tiền ảo,…), nhưng nếu nhà đầu tư muốn rút tiền thì phải trả phí chuyển đổi ngoài phí rút lợi nhuận. Bạn sẽ phải trả hàng trăm khoản phí từ sàn giao dịch, chẳng hạn như phí thuê ví của sàn, phí chuyển đổi tiền, phí rút tiền, phí giao dịch,..
  • Thứ 6: Chiếm đoạt tiền bằng cách sửa lỗi hệ thống bằng cách khiến cho họ tin rằng đang đặt cược vào lệnh thị trường, nhưng thực tế họ đang đặt cược vào sàn và sàn luôn thua. Cũng có trường hợp sàn không làm gì trên hệ thống mà bỏ chạy khi tích đủ tiền.

Cách phòng tránh mô hình Ponzi

Hiện nay, mô hình Ponzi vẫn áp dụng các nguyên tắc cũ nhưng đã phát triển thành nhiều hình thức khác nhau. Ponzi đã phát triển đến mức ngay cả những người có kinh nghiệm cũng có thể rơi vào bẫy ở Việt Nam. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn tránh trở thành nạn nhân của mô hình Ponzi:

Đảm bảo lợi nhuận cao trong thời gian ngắn

Những kẻ phạm tội của mô hình Ponzi thường đảm bảo lợi nhuận cao trong một khoảng thời gian ngắn. Đầu tư hợp pháp không bao giờ không có rủi ro. Lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng lớn là điều khó tránh khỏi, đặc biệt trong điều kiện kinh tế bất ổn hiện nay. Hãy cẩn thận nếu bạn được hứa hẹn về lợi tức đầu tư hoặc lợi tức đầu tư cao bất thường với rất ít rủi ro.

Quy trình kinh doanh và chiến lược đầu tư

Hãy cảnh giác với những thủ phạm từ chối cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc không đưa ra lời giải thích rõ ràng về quy trình kinh doanh. Nếu người quảng bá từ chối giải thích vì nó quá phức tạp hoặc bạn không nên lo lắng thì đây là dấu hiệu cảnh báo cho thấy một vụ lừa đảo đang diễn ra.

Yêu cầu thông tin về công ty, danh mục đầu tư

Bạn nên yêu cầu người quảng bá cung cấp đầy đủ thông tin về công ty, nhà tư vấn và hồ sơ tài chính của công ty, tài liệu đầu tư (chi phí, giá trị thị trường hiện tại và tương lai), cũng như những gì bạn không hiểu rõ về khoản đầu tư này. Các cam kết, bảo đảm và chính sách hoàn trả đều phải bằng văn bản.

Kiểm tra và đánh giá báo cáo kinh doanh

Bạn cần nắm rõ cách thức hoạt động đầu tư, tỷ lệ thành công và rủi ro liên quan, ai chịu trách nhiệm về đầu tư cũng như trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng và đào tạo, lịch sử đầu tư và quyền riêng tư của họ. Kiểm tra, đánh giá báo cáo thường niên, báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính.

Thẩm định, kiểm tra danh mục đầu tư trên mạng

Bạn nên thực hiện thẩm định, kiểm tra lý lịch hoặc tìm kiếm thông tin danh mục đầu tư, cá nhân hoặc công ty có liên quan trên mạng. Điều tra khoản đầu tư để xem liệu các doanh nghiệp liên quan có được đăng ký với cơ quan quản lý phù hợp hay không.

Ngưng đầu tư nếu phát hiện bị lừa đảo

Nếu bạn phát hiện mình rơi vào mô hình Ponzi, hãy giữ bình tĩnh và ngừng đầu tư ngay lập tức, cố gắng rút số tiền đầu tư càng sớm càng tốt. Hãy thông báo cho gia đình và bạn bè để tránh trở thành nạn nhân tiếp theo.

Cảnh giác với các dự án lợi nhuận khủng

Bạn nên thận trọng khi tham gia vào các dự án đảm bảo lợi nhuận khủng hoặc trả tiền hàng tháng cho bạn mà không phải làm gì cả. Trong một thị trường còn nhiều khoảng trống, bạn nên sàng lọc thông tin để giảm thiểu rủi ro.

Kết luận

Như vậy, bạn hãy kiếm soát lòng tham của bản thân vì không có một mô hình Ponzi đầu từ nào đảm bảo rằng không có rủi ro, lợi nhuận thu về gấp 4-5 lãi suất từ ngân hàng  và không bị ảnh hưởng bởi thị trường. Đừng nên đầu tư vào những gì bạn không biết hoặc không hiểu rõ nó.

Bên cạnh việc người dân nâng cao cảnh giác và hiểu rõ mô hình Ponzi là gì, cùng với đó sự vào cuộc của các cơ quan chức năng cũng vô cùng vô trọng. Khi góp phần vào việc ngăn chặn và răn đe hành vi trái pháp luật này.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Hải Nguyễn: