X

Mô hình 3 đỉnh là gì? Đặc điểm và cách giao dịch với Triple Top

Mô hình 3 đỉnh là gì? Đặc điểm và cách giao dịch với Triple Top

Một trong những mô hình giá đảo chiều truyền thống, đang được rất nhiều nhà đầu tư săn đón đó là “Mô hình 3 đỉnh.” Vậy điều gì đã tạo nên sức hút mãnh liệt của nó đối với các trader? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây, để nắm bắt sâu sắc hơn về đặc điểm, cách giao dịch của mô hình 3 đỉnh là gì nhé!

Mô hình 3 đỉnh là gì?

Mô hình 3 đỉnh (Triple Top) là một mô hình đảo chiều giá mạnh bao gồm ba đỉnh giá có chiều cao tương tự nhau nằm gần nhau. Nói cách khác, Triple Top có hình dạng giống chữ 3 A (AAA) và có thể áp dụng trên mọi khung thời gian.

Mo hinh 3 dinh la Triple Top

Cấu trúc cơ bản của Triple Top được tạo thành từ ba đỉnh giá trông giống như ba ngọn núi cạnh nhau. Một mô hình có hai đáy tạm thời với các đỉnh có chiều cao gần bằng nhau xen kẽ giữa chúng. Mẫu hình giá đảo chiều này thường được cấu thành từ 3 cho đến 6 tháng.

Mẫu này giống với mô hình 2 đỉnh trước khi đỉnh thứ ba xuất hiện. Do đó, nhiều người cho rằng mô hình 3 đỉnh là sự tiếp nối của mô hình 2 đỉnh và tín hiệu đảo chiều sẽ rõ ràng hơn mô hình giá 2 đỉnh, dù chỉ ở phía sau mô hình vai đầu vai.

Mô hình 3 đáy là gì?

Mô hình 3 đáy còn có tên gọi khác là Triple Bottom

Mô hình 3 đáy còn có tên gọi khác là Triple Bottom – Một dạng mô hình giá Forex xác định xu hướng đảo chiều của thị trường, gồm 3 đáy có hình dáng tương tự chữ V liên kết lại với nhau, kèm theo 2 đỉnh có dáng chữ A và một điểm đột phá ngay trên đường kháng cự.

Thông thường, mô hình này sẽ xuất hiện vào cuối xu hướng giảm và cũng là tín hiệu cho thấy giá đang chuẩn bị đảo chiều từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng.

Về bản chất thì mô hình 3 đỉnh và 3 đáy đều chỉ là một, chỉ khác biệt là mẫu hình giá 3 đáy ngược lại với mẫu hình 3 đỉnh. Đặc điểm nhận dạng chúng hầu như giống nhau và được xem như “Anh em song sinh” Triple Bottom cũng được hình thành từ 3 cho đến 6 tháng.

Đặc điểm nhận diện Triple Top

Để nhận dạng được mô hình Triple Top thì khá đơn giản, nhà đầu tư chỉ cần ghi nhớ một số điểm sau đây:

Mô hình 3 đỉnh chỉ được xác nhận sau khi giá đã tạo ra 3 đỉnh và bắt đầu di chuyển xuống đâm qua đường cổ.
  • 3 đỉnh của mô hình luôn xuất hiện trong xu hướng tăng, sau đó bắt đầu giảm dần và tiếp tục điều chỉnh lên xuống cho đến khi đỉnh thứ ba được hình thành. Đường ngang nối ba đỉnh là đường kháng cự.
  • Đường ngang nối hai đáy tạm thời tạo thành đường viền cổ và đóng vai trò là đường hỗ trợ.
  • Bởi vì Triple Top thường xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng nên nó cho thấy sự đảo chiều từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm.
  • Chỉ sau khi ba đỉnh đã hình thành và giá bắt đầu di chuyển xuống đường viền cổ thì Triple Top mới được xác nhận. Đường viền cổ đang chuyển từ đường hỗ trợ sang đường kháng cự.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp cho rằng những chỉ báo như vậy là không đủ. Bởi vì một khi giá đã vượt qua đường cổ, nó sẽ thường xuyên quay lại kiểm tra. Kết quả là Triple Top hoàn tất khi giá rõ ràng quay trở lại chạm đường viền cổ và di chuyển xuống dưới. Khi đó khả năng giá đảo chiều và giảm là cực kỳ cao.

Diễn biến tâm lý của mô hình 3 đỉnh

Người xưa thường nói: “Quá tam ba bận”. Ba đỉnh của mô hình xuất hiện gần nhau, cho thấy người mua đã thử ba lần tấn công nhưng không vượt qua được mức kháng cự. Diễn biến này chứng tỏ sự kiệt sức của phe “con bò”.

Người bán cũng sẽ chủ động hơn vào thời điểm này, nhận đặt lệnh với giá cao hơn với mục đích cân bằng lực lượng mua và bán.

Cuối cùng, sau ba lần thất bại, “phe gấu” trở nên phấn khích khi nhận ra rằng “phe bò” đã cạn kiệt sức lực và không thể đẩy giá cao hơn, họ mạnh mẽ tham gia thị trường và đẩy giá xuống. Đồng thời, những người mua không hài lòng có thể bị buộc phải tham gia cùng những người bán hàng hưng phấn.

Mục tiêu giá của mô hình Triple Top

Tín hiệu cho mô hình Triple Top là khi giá phá vỡ đường hỗ trợ nối hai đáy bên dưới. Mục tiêu đột phá giá chính ở mức hỗ trợ này bằng khoảng cách giữa đỉnh và đáy của mô hình.

Ví dụ về mô hình 3 đỉnh 3 đáy

Ví dụ về mô hình 2 đỉnh 3 đáy

Một khi người chơi đã nắm chắc kiến thức trong tay thì thành công sẽ đến dễ dàng hơn. Nhưng quan trọng nhất, chính là công việc vận dụng chúng vào trong thực tiễn. Bởi ngoài việc tìm hiểu lý thuyết về khái niệm mô hình 3 đỉnh là gì, đặc điểm của nó thì trader cần tham gia thực hành trên thị trường, để có cái nhìn tổng quan hơn.

Hình phía trên chính là một ví dụ thực tế về mô hình 3 đỉnh của cặp tiền AUD/USD trên khung D1. Với xu hướng tăng có độ dốc lên khá cao, giá đã chạm ngưỡng kháng cự đến 3 lần nhưng đều không thể vượt qua nó được.

Cuối cùng nó đã suy giảm xuống và phá vỡ đường hỗ trợ liên kết với 2 đáy tạm thời. Đúng như trong lý thuyết, ngay khi phá vỡ đường hỗ trợ, giá bắt đầu giảm xuống một khoảng cách gần bằng giữa đỉnh và đáy trước khi kịp thời quay đầu hồi trở lại.

Cách giao dịch với mô hình 3 đỉnh

Mặc dù mô hình Triple Top không xuất hiện thường xuyên như mô hình 2 đỉnh và 2 đáy nhưng nó vẫn được coi là mô hình giá có xác suất thành công cao. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng quen thuộc với mô hình 3 đỉnh.

Các chiến lược giao dịch sau đây phù hợp với mô hình này, hỗ trợ người chơi hạn chế rủi ro và tăng cơ hội thắng nhiều nhất có thể.

Cách 1: Vào lệnh ngay khi mô hình được hình thành

Ngay khi giá quay đầu di chuyển xuống và phá vỡ đường Neckline có thể vào lệnh

Ngay khi giá quay đầu di chuyển xuống và phá vỡ đường Neckline, người đầu tư lập tức vào lệnh ngay. Thông thường, sau khi đã xác định xong đường cổ thì chỉ cần đặt lệnh chờ Sell Stop và tự động lệnh sẽ khớp ngay khi giá giảm xuống chạm điểm phá vỡ.

Cách 2: Vào lệnh khi giá Retest quay trở lại Neckline

Vùng hỗ trợ sẽ trở thành vùng kháng cự ngay khi giá bắt đầu phá vỡ đường viền cổ. Tuy nhiên, vẫn có khả năng giá sẽ quay lại test đường cổ trước khi tiếp tục giảm. Trong trường hợp này, thời điểm tốt nhất để đặt lệnh là khi giá quay trở lại vùng kháng cự đường viền cổ.

Ngay khi giá bắt đầu phá vỡ đường Neckline thì khu vực hỗ trợ sẽ biến thành vùng kháng cự

Như hình minh họa phía trên, nhà đầu tư có thể thấy được cả 2 hình thức đặt lệnh đều có chung điểm cách cắt lỗ (Stop Loss) và chốt lời (Take Profit).

Điều này giúp cho họ giảm thiểu rủi ro thua lỗ và đạt được lợi nhuận kỳ vọng. Nói một cách đơn giản, Stop Loss là điểm mà tại đó lệnh được đặt phía trên đường kháng cự một chút. Take Profit là điểm nằm dưới đường hỗ trợ và gần bằng khoảng cách giữa đỉnh tạm thời và đáy.

Do đó, nhiều nhà đầu tư sẽ thắc mắc chiến lược giao dịch nào sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Câu trả lời sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và mục tiêu của mỗi nhà đầu tư. Tuy nhiên, tốt nhất các nhà giao dịch nên thử nghiệm nhiều chiến lược khác nhau để tích lũy kinh nghiệm và chọn ra chiến lược tốt nhất.

Lưu ý: Khi giao dịch theo phương pháp này, nhà đầu tư hãy tìm kiếm các tín hiệu hỗ trợ đảo chiều bổ sung, chẳng hạn như tín hiệu phân kỳ, có thể rất hữu ích khi xác định xu hướng thị trường.

Lưu ý quan trọng khi giao dịch với Triple Top

Thị trường giao dịch nào cũng vậy, đều có những rủi ro nhất định. Đặc biệt, hơn 90% người tham gia lĩnh vực ngoại hối có nguy cơ bị cháy tài khoản và chịu tổn thất đáng kể. Do đó, người chơi phải hết sức thận trọng trong quá trình giao dịch. Để giảm thiểu rủi ro khi giao dịch với mô hình Triple Top, nhà giao dịch nên lưu ý những điểm sau:

  • Khi đỉnh thứ ba trong mô hình hình thành, không chắc đây có phải là dấu hiệu của mô hình 3 đỉnh hay không.
  • Chỉ khi giá bắt đầu giảm xuống dưới mức hỗ trợ thì mô hình mới được coi là hoàn thành. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy giá sắp giảm.
  • Nhà đầu tư nên tham gia thị trường với vị thế bán và thoát ra với vị thế mua sau khi mô hình Triple Top hoàn thành.
  • Điều quan trọng là các nhà giao dịch phải nhớ đặt lệnh dừng lỗ cho toàn bộ quá trình giao dịch của mình và điểm dừng lỗ thường cao hơn mức giá đỉnh cao nhất của mô hình, cũng chính là mức kháng cự.

Giải đáp thắc mắc về mô hình 3 đỉnh và 3 đáy

Mô hình 3 đỉnh và mô hình 3 đáy là loại mô hình gì? Tiếp diễn hay đảo chiều?

Trả lời: Mô hình 3 đỉnh và 3 đáy là những mô hình đảo chiều.

Mô hình 3 đỉnh và mô hình 3 đáy diễn ra trong giai đoạn nào?

Trả lời: Thường những mô hình này là mô hình xuất hiện trong giai đoạn tích lũy, tức thị trường đi ngang và không xác định được chính xác xu hướng là gì. Nhà đầu tư nên đứng ngoài thị trường và chờ giá phá vỡ neckline (đường viền cổ) rồi mới bắt đầu vào lệnh.

Hiệu quả của mô hình 2 đỉnh 2 đáy và mô hình 3 đỉnh, 3 đáy như thế nào?

Trả lời: Mô hình 3 đỉnh và 3 đáy có tính hiệu quả cao hơn so với mô hình 2 đỉnh, 2 đáy. Tuy nhiên, mô hình 3 đỉnh và 3 đáy ít xuất hiện hơn trên thị trường.

Qua những chia sẻ trên về mô hình 3 đỉnh là gì, hy vọng người đầu tư đã nắm bắt cách giao dịch với mẫu hình giá đảo chiều cổ điển này. Nhưng để phát huy tối đa tính năng của nó trader nên kết hợp thêm các chỉ báo kỹ thuật khác và không ngừng cải thiện bản thân, học hỏi thêm kiến thức để có thể trở thành một Master trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Đừng quên theo dõi Sanuytin.vn để cập nhật các bài viết kiến thức Đầu tư mới nhất nhé! Chúc nhà giao dịch sẽ thành công.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.