Khi nhắc đến các kiểu mô hình giá đảo chiều thì không thể bỏ qua mô hình 3 đỉnh 3 đáy. Tuy nhiên, mẫu hình này lại rất hiếm khi xuất hiện trên thị trường ngoại hối, nhưng mỗi lần nó xuất hiện thì xác suất đảo chiều xảy ra còn nhanh hơn so với các biểu đồ thông thường. Vậy cùng tìm hiểu về mô hình 3 đỉnh 3 đáy này cũng như cách thức để giao dịch với nó được hiệu quả hơn nhé!
- DApp là gì? Phân loại DApp theo công nghệ và mục đích
- Dark Cloud Cover là gì? Cách giao dịch với mô hình mây đen che phủ
- Data Coin là gì? Đôi nét về nền tảng Streamr DATAcoin
- Dầu WTI và dầu Brent là gì? Cách giúp nhà đầu tư phân biệt 2 loại dầu này
Mô hình 3 đỉnh -Triple Top
Mô hình 3 đỉnh là gì?
- Mô hình 3 đỉnh được hình thành từ 3 đỉnh, giống như kiểu mẫu hình giá đảo chiều xu hướng sẽ xuất hiện ở cuối giai đoạn xu hướng tăng và mỗi lần xuất hiện thì mô hình 3 đỉnh sẽ thể hiện một tín hiệu đảo chiều từ xu hướng tăng thành xu hướng giảm.
Đặc điểm của mô hình 3 đỉnh
Thông thường thì mô hình 3 đỉnh này lại được xem là phiên bản sau của mô hình 2 đỉnh, bởi khi mô hình 3 đỉnh tạo thành đỉnh đầu tiên thì đỉnh thứ hai sẽ có nét tương đồng như mô hình 2 đỉnh, nhưng giá của nó lại không thể phá vỡ được đường Neckline nên đã di chuyển lên trên để tạo thành đỉnh thứ ba.
Ngay lúc đỉnh thứ ba được tạo thành thì chiều cao sẽ ngang bằng với đỉnh đầu tiên và đỉnh thứ hai, nên xác suất cao là mô hình 3 đỉnh sẽ được hình thành. Tuy nhiên, tương tự như mô hình 2 đỉnh thì mô hình 3 đỉnh cũng được cấu tạo từ các thành phần như sau:
- Một mô hình sẽ bao gồm 3 đỉnh
- Mô hình có thêm đường Neckline hay được gọi là đường viền cổ.
- Gồm có xu hướng tăng trước đó.
Khi nào mô hình Triple Top được hình thành?
Nếu mô hình 3 đỉnh xuất hiện ở cuối giai đoạn xu hướng tăng thì cũng đồng nghĩa việc bên phía mua đã suy giảm áp lực thông qua việc hình thành đỉnh thứ 1, rồi mới hình thành thêm đỉnh thứ 2, nhưng lại không thể phá vỡ được đường Neckline. Do đó, dấu hiệu cho thấy áp lực của hai phía mua bán tạm thời cân bằng.
Như vậy, nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận thấy khi phía bán hạ giá xuống thì phía mua sẽ tiếp tục đẩy giá lên để hình thành đỉnh thứ 3 của mô hình. Đây cũng được xem là một thời kỳ tích lũy.
Nếu mô hình 3 đỉnh lại xuất hiện ở cuối giai đoạn xu hướng tăng thì có nghĩa phía bán đang làm mọi cách để áp đảo phía mua. Sau khi phá vỡ được đường Neckline thì giá sẽ tạo thành các đáy thấp hơn – Một dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng chuyển thành xu hướng giảm được hình thành.
Các kiểu mô hình 3 đỉnh trong thị trường
Mô hình 3 đỉnh tăng dần -Three Rising Peak
Đối với mô hình 3 đỉnh tăng dần thì được gọi là biến thể sau của mô hình, nhưng lại có đặc điểm khác biệt đó là các đỉnh và các đáy lại cao hơn. Nên trader có thể nhìn biểu đồ phía trên để hiểu rõ hơn về mẫu hình này.
Mô hình 3 đỉnh giảm dần -Three Falling Peak
Không giống với mô hình 3 đỉnh tăng dần thì mô hình Three Falling Peak cũng là một biến thể sau trong mẫu hình 3 đỉnh, nhưng cũng có vài nét khác biệt như xu hướng để hình thành các đỉnh và các đáy lại thấp hơn và mô hình 3 đỉnh giảm dần hay xuất hiện sau chiều hướng tăng, điều này cho thấy thị trường có thể suy giảm hơn nữa.
Cách thức giao dịch với mô hình 3 đỉnh
Khi giao dịch với mô hình 3 đỉnh, để an toàn cho lợi nhuận của mình thì nhà đầu tư nên chờ đợi mô hình được hình thành xong thì có thể áp dụng một số chiến lược giao dịch như sau:
Cách 1: Nên tiến hành vào lệnh giao dịch ngay thời điểm giá đã phá vỡ đường viền cổ, đồng nghĩa việc mô hình 3 đỉnh đã chính thức hoàn tất.
Trường hợp giá quay đầu và di chuyển xuống phía dưới và bắt đầu phá vỡ đường Neckline thì nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell. Nếu những nhà đầu tư nào không có nhiều thời gian để ngồi quan sát mô hình 3 đỉnh thì có thể sử dụng thêm lệnh giao dịch Pending Sell Stop và lệnh này sẽ tự động thực hiện nếu giá đã va chạm vào điểm phá vỡ.
- Nên đặt lệnh giao dịch Stop Loss ngay trên đỉnh thứ ba và có thể đặt lệnh vượt quá mức bóng của thanh nến một chút, nhằm để hạn chế tình trạng săn Stop Loss.
- Nên đặt lệnh giao dịch Take Profit ngay phía bên dưới của ngưỡng hỗ trợ một đoạn chính, có thể bằng khoảng cách từ đáy cho đến đỉnh của mô hình 3 đỉnh.
Cách 2: Trader bắt đầu vào lệnh giao dịch sau khi giá đã phá vỡ và quay trở lại retest đường viền cổ.
Nếu giá đã phá vỡ các đường viền cổ thì các ngưỡng hỗ trợ này cũng sẽ trở thành những ngưỡng kháng cự và lúc này thì giá có thể quay trở lại để retest đường này, rồi sau đó mới tiếp tục xu hướng suy giảm. Điểm Entry trong tình huống này chính là thời điểm mà giá quay trở lại để retest đường Neckline.
- Nên đặt các lệnh giao dịch Stop Loss và Take Profit giống như trong hình phía trên.
Ví dụ về mô hình 3 đỉnh
Hình phía trên là mô hình 3 đỉnh AUD/USD trên khung D1 đang bắt đầu trong một xu hướng tăng với độ dốc đi lên tương đối cao và giá đã chạm mức kháng cự ba lần nhưng không thể vượt qua. Cuối cùng, đường hỗ trợ nối hai đáy tạm thời đã bị gãy.
Theo lý thuyết, sau khi phá vỡ đường hỗ trợ, giá đã giảm xuống một đoạn bằng khoảng cách giữa đỉnh và đáy trước khi tăng trở lại.
Mô hình 3 đáy -Triple Bottom
Mô hình 3 đáy là gì?
Mô hình 3 đáy còn có tên gọi khác là Triple Bottom – Đây là một mô hình giá trong ngoại hối, giúp nhà đầu tư tìm ra xu hướng đảo chiều của thị trường và mô hình 3 đáy có 3 đáy tương tự như hình của chữ V được ghép lại với nhau và kèm theo 2 đỉnh có hình dạng của chữ A và một điểm đột phá ngay phía trên đường kháng cự.
Nếu xem xét về bản chất thì mô hình 3 đỉnh và mô hình 3 đáy có thể được xem như là một và chỉ khác nếu mô hình 3 đáy có hình dạng ngược lại với mô hình trên. Do đó, việc mô hình 3 đáy được tạo thành ở cuối giai đoạn xu hướng giảm và khi xuất hiện thì sẽ thể hiện tín hiệu đảo chiều xu hướng từ giảm thành xu hướng tăng.
Đặc điểm của mô hình 3 đáy
Cũng giống như mô hình 3 đỉnh thì mô hình này được xem là phiên bản sau của mô hình 2 đáy, bởi khi hình thành đáy đầu tiên thì đáy thứ hai có nét tương đồng như mô hình 2 đáy, nhưng chỉ khác là giá không thể phá vỡ đường Neckline, nên đã tiếp tục di chuyển xuống để hình thành đáy thứ 3.
Ngay lúc này thì đáy thứ ba được tạo thành sẽ có chiều cao ngang bằng với đáy thứ nhất và đáy thứ hai, nên xác suất cao là mô hình 3 đáy sẽ được hoàn thiện. Tương tự như mô hình 2 đáy thì mẫu hình 3 đáy cũng được cấu tạo từ các thành phần như sau:
- Mô hình 3 đáy bao gồm 3 đáy.
- Mô hình có thêm đường Neckline hay gọi là đường viền cổ.
- Trong xu hướng giảm trước đó.
Khi nào mô hình Triple Bottom được hình thành?
Trong giai đoạn tích lũy, mô hình Triple Bottom hình thành. Khi giá trị tích lũy vượt quá một ngưỡng nhất định, nó được ví như một quả bom nổ chậm. Sức công phá của nó tăng lên nếu bị nén chặt lại cho đến khi phát nổ.
Nếu mô hình 3 đáy xuất hiện ở cuối giai đoạn xu hướng giảm thì có nghĩa là phía bán đã suy giảm áp lực thông qua cách hình thành đáy thứ nhất, đáy thứ hai, nhưng không thể phá vỡ đường Neckline, nên áp lực của hai phía mua bán tạm thời là cân bằng.
Vì vậy, thay vì tạo đỉnh thấp hơn hoặc đáy thấp hơn, nó sẽ giữ nguyên, để khi người mua đủ mạnh sẽ làm một cuộc cách mạng và nếu thành công, nó sẽ mang lại kết quả tốt cho họ.
Các dạng mô hình 3 đáy trong thị trường
Mô hình 3 đáy tăng dần -Three Rising Valley
Mô hình 3 đáy tăng dần cho thấy dấu hiệu thị trường có thể tiếp tục xu hướng tăng cao hơn nữa và hay xuất hiện sau một chiều hướng suy giảm. Mô hình 3 đáy này gồm có 3 đáy theo thứ tự từ thấp cho đến cao và các đáy đều có chiều rộng xấp xỉ bằng nhau.
Mô hình 3 đáy giảm dần -Three Falling Valley
Không giống như mô hình 3 đáy tăng dần thì mô hình Three Falling Valley cũng là một phiên bản sau của mô hình 3 đáy, nhưng khác biệt là xu hướng để hoàn thành các đáy hay các đỉnh thường thấp hơn.
Cách thức giao dịch với mô hình 3 đáy
Mặc dù các mẫu hình này rất hiếm khi xuất hiện trên thị trường, nhưng Triple Bottom vẫn được đánh giá là mẫu hình có xác suất thành công rất cao và tất nhiên nhà đầu tư có thể áp dụng hai chiến lược giao dịch dưới đây để đạt hiệu quả hơn.
Cách 1: Trader nên vào lệnh giao dịch ngay thời điểm Triple Bottom được hình thành
- Điểm vào lệnh: Trader vào lệnh ngay khi giá vượt qua đường viền cổ.
- Điểm Stop Loss: Để tránh bị quét bởi Stop Loss, hãy đặt nó ở dưới đáy của số 3 và không vượt qua bóng nến hoặc một chút.
- Điểm Take Profit: Chốt lời ở khoảng cách phía trên đường kháng cự bằng với chiều dài của mô hình từ dưới lên trên.
Trường hợp này, các nhà đầu tư không có thời gian theo dõi biểu đồ có thể giao dịch với lệnh chờ giới hạn mua.
Cách 2: Trader nên vào lệnh giao dịch ngay khi giá quay đầu trở lại retest các đường viền cổ.
Mô hình Triple Bottom này cũng giống như mô hình 3 đỉnh, nếu giá đã phá vỡ được các đường Neckline thì nó sẽ quay trở lại để retest những đường này và khi giá quay đầu di chuyển lên phía thì trader hãy vào cài đặt lệnh cắt lỗ, chốt lời như hình bên trên.
- Nhà giao dịch nên tiến hành vào lệnh tại các điểm mà giá đã retest các đường viền cổ như trong hình.
- Trader có thể đặt lệnh Stop loss ngay phía dưới đáy thứ ba một chút.
- Nhà đầu tư đặt lệnh Take Profit ngay phía trên của đường viền cổ cách một đoạn tính khoảng cách từ đáy cho đến đỉnh của mô hình.
Ví dụ về mô hình ba đáy
Hình ảnh trên mô tả mô hình ba đáy của cặp tiền tệ AUD/JPY. Trong trường hợp này, nhà đầu tư có thể giao dịch theo cách tương tự như mô tả trong hình. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thời điểm tốt nhất để tham gia là sau khi đường viền cổ thứ hai bị phá vỡ và điểm dừng lỗ có thể được đặt gần mức thấp nhất của giá thoái lui.
Một số lưu ý trong phân tích mô hình 3 đỉnh 3 đáy
Dưới đây là một số lưu ý dành cho mô hình 3 đỉnh và mô hình 3 đáy cũng sẽ áp dụng tương tự như vậy.
- Trường hợp mô hình 3 đỉnh được tạo thành có khối lượng giao dịch suy giảm thì tỷ lệ xảy ra giá đảo chiều giảm sẽ cực kỳ cao.
- Tại đỉnh cuối cùng, nếu giá đã vượt quá mức của đường kháng cự, nhưng lại tạo thành nến Pin Bar ngay sau đó và tiếp tục di chuyển xuống thì tỷ lệ cao sẽ xác minh là mô hình 3 đỉnh.
- Trường hợp giá chỉ tạo thành 2 đỉnh và di chuyển xuống phía dưới để phá vỡ các đường Neckline thì sẽ hình thành mẫu hình 2 đỉnh.
- Nếu đã hình thành tối thiểu được hai đỉnh mà giá vẫn không thể đột phá khỏi đường Neckline để di chuyển xuống, nhưng lại đột phá các ngưỡng kháng cự để di chuyển lên trên thì sẽ tạo thành một mẫu hình giá chữ nhật.
- Nếu mô hình có đỉnh thứ hai cao hơn 2 đỉnh còn lại thì sẽ trở thành mẫu hình vai đầu vai, do thông thường các mẫu hình giá trên thị trường thực tế rất khó để phân biệt được.
Như vậy, sở dĩ trader cần lưu ý vì đôi khi các đỉnh của mô hình gần bằng nhau, nhưng lại không hoàn toàn bằng nhau, giống như đang nằm giữa mẫu hình này với mô hình kia. Nên trader phải dựa vào đặc điểm của mô hình mới nhận dạng được.
Thông qua bài viết của Sanuytin.com cũng đủ chia sẻ kiến thức bổ ích đến nhà đầu tư về các mô hình 3 đỉnh và mô hình 3 đáy. Hy vọng sẽ đem lại cái nhìn thực tế về các mẫu hình giá đảo chiều này và hỗ trợ trader giao dịch tốt hơn trong chứng khoán hay Forex. Đừng quên cập nhật các thông tin thị trường trong kiến thức Thuật ngữ Forex nhé!