William D.Gann là một trong những nhà phân tích kỹ thuật tài năng, nổi tiếng với lý thuyết Gann, nhưng lại rất ít khi được biết đến một phần là do hệ thống giao dịch của ông khá phức tạp do có sự kết hợp từ giá và thời gian dùng để dự đoán ở tương lai. Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ giúp cho trader có một cái nhìn thực tế về lý thuyết Gann này hơn nhé!
- Chỉ số QQE là gì? Làm thế nào để giao dịch với QQE?
- Chỉ số ROIC là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROIC đối với thị trường tài chính
- Chỉ số US30 và sự quan trọng của nó trong chứng khoán
- Chỉ số USD Index là gì? Tầm quan trọng và hướng dẫn áp dụng chỉ số này trong giao dịch
Lý thuyết Gann là gì?
Lý thuyết Gann được phát hiện bởi William D.Gann – Một nhà phân tích kỹ thuật tài năng có thể sánh ngang với những người nổi tiếng khác là Charles Dow hay Elliott.
Ông thường xuyên áp dụng các công cụ hình học, chiêm tinh học và toán học cổ đại vào trong việc dự đoán biến động trên thị trường tài chính và cho đến thời điểm hiện tại thì những chiến thuật giao dịch của ông vẫn còn được vận dụng rộng rãi.
William D.Gann quan tâm đến những khía cạnh trong góc độ hình học, bởi chúng sẽ làm nổi bật lên mối quan hệ mật thiết giữa giá và thời gian và William D.Gann tin rằng những yếu tố quan trọng này có thể giúp ích cho việc dự đoán hành động giá trong tương lai.
Lý thuyết Gann cho biết rằng mối quan hệ giữa thời gian và giá nếu giá có xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm thì sẽ tạo thành một góc nghiêng 45 độ so với trục thời gian và nó cũng sẽ tương ứng với sự gia tăng ở mỗi đơn vị giá cũng bằng với mỗi khoảng đơn vị thời gian.
Không giống như các chỉ báo thì lý thuyết Gann lại được xem như là một Leading Indicator. Do nó gồm có những đường chéo đan vào nhau theo góc nghiêng 45 độ, đã tạo thành các ô vuông có tên gọi là Gann Grid và chúng dựa vào các đường xu hướng chính là Gann Trendline.
Nếu thị trường đang nằm phía trên của đường xu hướng chính thì có nghĩa là xu hướng đang trên đà tăng và ngược lại nếu giá nằm phía dưới đường xu hướng chính thì có nghĩa là đang có xu hướng suy giảm.
Và quan trọng là trong lý thuyết Gann sẽ có 4 công cụ giao dịch thường xuyên được áp dụng đến đó là: Gann Grid, Gann Lines, Gann Fans, Gann Box.
Gann Lines là gì?
Gann Lines là một đường Gann sẽ tạo thành góc nghiêng 45 độ với trục ngang thời gian hay còn được gọi là đường 1×1 tương ứng với sự biến đổi giá trong một đơn vị thời gian.
Theo lý thuyết Gann, nếu một đường thẳng có góc 45 độ thì sẽ thể hiện một xu hướng tăng hay giảm. Nếu giá di chuyển lên phía đường trên thì có nghĩa là thị trường có xu hướng giá tăng và nếu giá di chuyển xuống phía dưới đường xuống, nghĩa là thị trường đang có xu hướng giảm. Do đó, nếu có đường cắt ngang đường Gann thường cho thấy tín hiệu đảo chiều.
Gann Fans là gì?
Mô hình Gann này có các đường nan quạt lại được tạo thành từ nhiều góc độ khác nhau và theo như lý thuyết Gann thì các đường Gann Trendline 1×1 là vô cùng quan trọng. Nếu những đường cong của giá nằm trên các đường này thì cho thấy xu hướng đi lên và ngược lại giá nằm bên dưới đường này là xu hướng giảm.
Lý thuyết Gann cho rằng những tia 1×1 là các đường hỗ trợ đặc biệt với thị trường đang có xu hướng tăng và khi cắt ngang qua các đường này là thể hiện tín hiệu đảo chiều quan trọng và lý thuyết Gann cũng nhắc đến 8 góc cơ bản, bên cạnh góc 45 độ là:
- x8 có góc 82.5 độ
- 2×1 có góc 26.25 độ
- 1×4 có góc 75 độ
- 3×1 có góc 18.75 độ
- 1×3 có góc 71.25 độ
- 4×1 có góc 15 độ
- 1×2 có góc 63.75 độ
- 8×1 có góc 7.5 độ
Tuy nhiên, cần chú ý nếu tỷ lệ của giá và thời gian tăng thì tương ứng với các góc của đường dốc và các trục X hay Y phải có cùng độ chia. Trong đó, lý thuyết Gann cũng đã nói những đường nan quạt đều tương ứng với các góc cơ bản và có thể là các đường hỗ trợ hay các đường kháng cự thì còn tùy vào xu hướng giá.
Gann Grid là gì?
Lý thuyết Gann gọi các Gann Grid này là lưới Gann, thể hiện xu hướng giá của giá được tạo thành từ các góc nghiêng 45 độ.
Các yếu tố cơ bản trong lý thuyết Gann
Gann là một trong những công cụ dùng để phân tích và giao dịch, cụ thể là dùng để đo lường yếu tố chính như thời gian, mô hình, giá cả.
Những nhà đầu tư thường thường bàn luận về xu hướng hiện tại, tương lai và quá khứ trên góc độ của lý thuyết Gann. Khi phân tích thị trường, nhà giao dịch thường cố gắng tìm kiếm manh mối để dự báo giá tương lai.
Việc phân tích lý thuyết Gann sẽ dựa trên các yếu tố sau:
- Góc Gann: Gann tin rằng giá cả và thời gian có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Góc Gann là công cụ đo lường và dự báo xu hướng giá tài sản trên biểu đồ bằng cách sử dụng các góc xác định.
- Vùng hỗ trợ và kháng cự: Theo lý thuyết Gann, giá có xu hướng di chuyển xung quanh mức hỗ trợ và kháng cự. Các chỉ báo và công cụ Gann như hình vuông Gann và phương pháp kết hợp Gann đều có thể sử dụng để xác định các vùng này.
- Chu kỳ thời gian: Thị trường tuân theo các chu kỳ thời gian nhất định, có thể được xác định bằng cách sử dụng bảng Gann và bánh xe Gann. Nhận biết chu kỳ thời gian có thể giúp nhà đầu tư dự đoán khi nào xu hướng giá sẽ đảo ngược.
- Kết hợp giá và thời gian: Giá cả và thời gian có mối quan hệ đối nghịch nhau. Do đó, bảng giao dịch thời gian và phương pháp Gann một đường có thể sử dụng để định lượng và dự báo sự tương tác giữa giá và thời gian.
Cách xây dựng mô hình Gann
Mô hình Gann được xây dựng dựa trên những đường thẳng chung góc. Như đã nói ở trên, mô hình Gann được hình thành nhờ vào 3 yếu tố là giá cả, thị trường và mô hình.
Bước 1: Xác định đơn vị thời gian
Bạn có thể xác định thời gian phân tích là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Ngoài việc lựa chọn khung thời gian phù hợp, bạn nên lưu ý về khoảng cách giữa những lần diễn ra biến động lớn.
Nhiều nhà giao dịch chọn biểu đồ trên trung hạn thay vì dài hạn cũng như ngắn hạn khi phân tích. Vì chúng sẽ cho các mẫu số tối ưu, đáng tin cậy.
Bước 2: Xác định đỉnh và đáy để làm mốc vẽ Gann
Nhà đầu tư có thể xác định đỉnh và đáy dựa trên các công cụ mong muốn, thường sẽ là Fibonacci.
Bước 3: Chọn mẫu góc Gann
Một số mẫu được dùng nhiều là 1×1, 1×2 hoặc 2×1, đây là kiểu kích thước hai cạnh vuông góc của tam giác được hình thành từ trục giá và thời gian với đường chéo.
Bước 4: Vẽ những mẫu góc Gann
Hướng vẽ là từ trên xuống dưới, từ trái sang phải (nếu vẽ từ đỉnh), từ dưới lên (nếu vẽ từ đáy). Đồng thời vẽ thêm một đường chéo cho tam giác vuông với tỷ lệ 2 cạnh góc vuông tương ứng với mẫu.
Bước 5: Tìm mô hình lặp lại từ các đường Gann
Bạn nên chú ý các maaix và các tín hiệu được lặp lại có liên quan đến góc Gann và đường Gann, chẳng hạn như giá chạm vào đó và đảo chiều.
Kỹ năng vẽ Gann cần phải có kinh nghiệp, vì mỗi người sẽ có những kết quả không giống nhau do sự khác biệt về trục giá và trục thời gian.
Ứng dụng của công cụ Gan trong Forex
Sau khi hiểu được lý thuyết Gann là gì, bạn cần phải biết được nó có ý nghĩa gì với việc đầu tư tiền tệ của bạn. Thực chất, đây là một công cụ tốt để bạn áp dụng vào các trường hợp sau đây:
Xác định hỗ trợ và kháng cự
Lý thuyết Gann chủ yếu được dùng để xác định các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Khi bạn chọn được khung thời gian phì hợp để cân chỉnh biểu đồ một cách tốt nhất, những góc Gann sẽ tạo thành khung cho thị trường.
Cụ thể những góc tăng là ngững hỗ trợ và góc giảm là ngưỡng kháng cự. Bạn cần chú ý khi giá di chuyển từ góc này sang góc kia. Nếu thấy giá phá vỡ góc Gann thì có nghĩa là nó sẽ hình thành nên những ngưỡng kháng cự và hỗ trợ kế tiếp.
Bạn còn có thể tận dùng những mức nằm ngang để xác định đâu là hỗ trợ kháng cự mạnh nhất.
Góc Gann và đường trendline
Nhiều người thường cho rằng góc Gann chính là đường xu hướng, nhưng thực tế đây không phải đường xu hướng. Góc Gann chính là đường chéo chuyển độ với tốc độ đều từ đỉnh hoặc đáy của một xu hướng nhờ vào việc nối đỉnh trong xu hướng giảm tạo nên.
Bạn có thể xác định đường xu hướng nhờ vào góc Gann khi một xu hướng tăng các đáy sẽ cao dần và năm trên góc Gann, điều này tương tự với xu hướng giảm. Đây còn được xem là dấu hiệu của xu hướng phá vỡ.
Không phải góc Gann nào cũng có khả năng phán đoán được giá thị trường, ban phải biết góc Gann đó ở vị trí nào thì mới dự đoán được chính xác thị trường tương lai.
Góc Gann hữu ích hơn đường xu hướng vì nó chuyển động với tốc độ đều và có thể giúp nhà đầu tư biết được giá đang ở đâu tại thời điểm nhất định.
Xác định sức mạnh của thị trường
Những mẫu góc 1×1, 2×1, 1×2 rất quan trọng, vì khi giá giao dịch quanh 1×1 nghĩa là lức mua và bán trên thị trường đang cân bằng. Trường hợp này ít ai chọn giao dịch vì nó không rõ ràng.
Khi tài sản đi ngược tại góc 2×1 hoặc ở gần đó thì thị trường đang nằm trong xu hướng mạnh, cụ thể hơn là xu hướng tăng mạnh với những góc tăng vẽ từ đáy.
Còn lại là tài sản gần góc 1×2 tức là trong xu hướng giảm được vẽ từ đỉnh xuống, xu hướng này không mạnh.
Dự đoán mốc thời gian quan trọng
Một trong những điểm cộng không thể bỏ qua của lý thuyết Gann chính là việc dự báo về đỉnh, đáy và các tín hiệu quan trọng. Phương án này yêu cầu bạn phải biết một số kỹ thuật tính toán để xác định đâu là thời điểm thị trường thay đổi hướng. Nguyên tắc cơ bản là chiều giá đạt đến đơn vị thời gian bằng đơn vị giá.
Hiện có những mốc thời gian quan trọng khi giao dịch Gann là thời gian tuần 7 ngày tức 7×7 = 49. Ở đây 49 là con số có ý nghĩa quan trọng.
Những đỉnh và đáy mang tính quyết định sẽ rơi vào các ngày 49 hoặc 53. Ngày có xu hướng thay đổi tức thì có thể là 42 và 45 bởi 45 chính là 1/8 của năm.
Một số mốc thời gian quan trọng khác với Gann như sau:
- Những ngày đã xảy ra đỉnh và đáy chính
- 7 tháng sau đỉnh hoặc đáy
- 10 – 14 ngày chính là độ dàu của phản ứng giá trong một thị trường bình thường. Nhưng neeys vượt quá thời gian này thì giá tiếp theo sẽ rơi vào ngày 28 – 30 ngày.
Nguyên tắc giao dịch với lý thuyết Gann
Do lý thuyết Gann thường xuyên vận dụng những công cụ hình học, chiêm tinh học cùng toán học cổ đại nên rất khó để nhà đầu tư có thể hiểu rõ được nó, nên để áp dụng lý thuyết Gann này được hiệu quả thì có thể thực hiện theo một số nguyên tắc như sau:
- Phân chia số lượng vốn đầu tư ra thành 10 phần và không được đầu tư hơn một phần mười nguồn vốn của trader ở bất cứ cuộc giao dịch nào.
- Để đảm bảo an toàn khi thực hiện giao dịch nên sử dụng lệnh dừng lỗ theo tỷ lệ 1% cho đến 3% và tuyệt đối không được vượt quá 5%.
- Khi tạo ra được lợi nhuận từ 3% trở lên thì trader hãy tăng lệnh cắt lỗ để không bị mất số vốn và hãy di chuyển lệnh Stop Loss đi theo lệnh khi thị trường đang trong xu hướng của mình.
- Nhà đầu tư không nên mua hay bán nếu chưa chắc chắn về xu hướng kế tiếp trên biểu đồ hay theo nguyên tắc giao dịch của mình.
- Nên thực hiện nhiều cuộc giao dịch từ hai hoặc ba, tuyệt đối không được đầu tư tất cả số vốn vào trong một sản phẩm nào.
- Theo lý thuyết Gann thì nhà giao dịch đừng nên tự ý đóng giao dịch mà không có nguyên nhân và hãy luôn theo dõi lệnh cắt lỗ để bảo vệ lợi nhuận an toàn.
- Trong quá trình thực hiện giao dịch thành công thì với lý thuyết Gann, nhà đầu tư nên để số tiền vào trong tài khoản thặng dư và chỉ được dùng đến trong tình huống khẩn cấp mà thôi.
- Không nên mua hay bán chỉ nhằm mục đích mở rộng thêm lợi nhuận vì nếu không may thì có thể tổn thất nặng.
- Lý thuyết Gann nói rằng nhà đầu tư không được mất trung bình hay tự ý rời khỏi thị trường chỉ vì không thể chờ đợi hoặc tham gia thị trường chỉ vì cảm thấy bất an.
- Trader nên hạn chế thu lợi nhuận và thua lỗ lớn, đặc biệt không được hủy bỏ lệnh cắt lỗ nếu đã thiết lập nó vào thời điểm trader thực hiện giao dịch.
- Một nguyên tắc nữa trong lý thuyết Gann đã nhắc đến là không nên ra vào thị trường quá thường xuyên và hãy bán ngắn khi có lợi nhuận giống như lúc mới mua.
- Nhà đầu tư không nên mua sản phẩm chỉ vì giá của nó thấp hay bán chúng đi chỉ vì được gái cao.
- Theo lý thuyết Gann thì nhà giao dịch hãy chờ đợi khi hàng hóa đã vượt qua các đường kháng cự trước đó thì tiến hành mua vào nhiều hơn và cho đến khi nó vượt ra khỏi vùng trước đó thì hãy bán nhiều hơn.
- Nên lựa chọn sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng mạnh đối với mô hình kim tự tháp của bên người mua và nếu nhận thấy xu hướng giảm rõ rệt thì có thể bán ngắn.
- Nếu đầu tư vào một sản phẩm trong thời gian dài và nó lại có xu hướng giảm xuống mà trader vẫn không bán một sản phẩm ngắn khác để ngăn ngừa nó thì khi ra ngoài thị trường sẽ chịu tổn thất và lại chờ đợi thêm một cơ hội khác.
- Đừng tự ý đưa ra quyết định khi thị trường chạm đỉnh mà hãy để cho nó tự chứng minh nó là đỉnh và đừng tự ý suy đoán khi thị trường chạm đáy mà hãy để nó tự chứng minh nó là đáy.
Hướng dẫn sử dụng lý thuyết Gann
Cách cài đặt công cụ Gann
Với những công cụ trong lý thuyết Gann đều đã được tích hợp sẵn trong rất nhiều nền tảng giao dịch và tiêu biểu nhất là nền tảng MT4. Do đó, nhà đầu tư hãy nhấn chọn Insert, rồi chọn tiếp mục Gann và lựa chọn công cụ mà bản thân muốn áp dụng.
Cách giao dịch với Gann Grid
Lý thuyết Gann đã nhắc đến rằng trường hợp giá di chuyển dọc theo những đường xu hướng chính thì có nghĩa là xu hướng đang tăng mạnh thì có thể thực hiện một loạt ví dụ vào lệnh như sau:
- Vùng số 1: Đường Gann đã bị phá vỡ thì nhà đầu tư có thể chuẩn bị đối mặt với hai tình huống là sẽ vào lệnh Buy nếu giá quay đầu lại xu hướng và vào lệnh Sell nếu giá có tín hiệu đảo chiều.
- Vùng số 2: Những đường kháng cự ngắn hạn được tạo thành, có nghĩa là xu hướng đang tăng đã bị phá vỡ và nên chờ đợi một đợt retest tại vùng số 3.
- Vùng số 3: Sau khi giá đã bắt đầu tiếp cận vùng này, nhưng lại thất bại trong việc đâm thủng vùng giá và không tạo thành được đỉnh cao hơn nên đã di chuyển đi xuống. Do đó, theo lý thuyết Gann thì nhận định là bán.
- Vùng số 4: Nên vào lệnh khi giá đã Pullback lại vùng cản ngay phía trước và không phá vỡ được rồi di chuyển xuống phía dưới thì nên cắt lỗ ngay trên đỉnh gần nhất và chốt lời ngay phía dưới đáy gần nhất.
Cách giao dịch với Gann Fans
Theo như ví dụ phía trên thì nhà đầu tư nên vào lệnh Buy sau khi giá đã phá vỡ các đường xu hướng chính và quay trở lại retest chính nó. Do đó, nên cắt lỗ ngay phía dưới đường hỗ trợ và tiến hành chốt lời ở các đường Gann tiếp theo.
Cách giao dịch với Gann Box
Bước 1: Tiến hành vẽ Gann Box
Nên vẽ những đường Gann Box từ đáy lên đến đỉnh nếu ngày đó là ngày có xu hướng tăng giá và bắt đầu vẽ từ đỉnh xuống dưới đáy nếu là ngày có xu hướng giảm giá. Nhưng quan trọng là theo lý thuyết Gann trong trading thì nên canh các đường Gann Box ngay tại mức 0.382 là mốc thời gian va chạm vào thanh nến cuối cùng của ngày hôm trước.
Bước 2: Vào lệnh
Nhà đầu tư bắt đầu mua ngay khi giá đã breakout vượt quá mức 0.382 của giá và ở đây không phải là mốc thời gian nhé và hãy Buy ngay khi giá đã chạm đáy.
Theo như lý thuyết Gann thì mối quan hệ của giá và thời gian là một mối quan hệ bốn chiều. Cho nên, nếu giá đã có dấu hiệu breakout rồi mà nhà đầu tư lại không kịp ứng phó thì không nên chạy theo nữa để tránh thua lỗ.
Để đảm bảo an toàn cho quá trình giao dịch thì nên cài đặt Stop Loss ngay phía bên dưới đáy của ngày hôm qua, nếu nó chạy vượt quá mốc 0.75 thời gian mà giá đã suy giảm xuống còn 0.25 thì nhà đầu tư đừng do dự mà đóng lệnh vì các đường Gann Box trong trường hợp này sẽ không được hiệu quả.
Với những gì Sanuytin.vn đã chia sẻ thì có lẽ lý thuyết Gann là một trong số phương pháp hơi khó hiểu chút xíu, nhưng nếu nhà đầu tư chịu khó nghiên cứu nó thì khi áp dụng chúng vào trong thị trường ngoại hối hay thị trường chứng khoán thì hiệu sẽ cao hơn so với các phương pháp thông thường đó nha.