Trong một xã hội hiện đại hóa thì tiền là vật quan trọng để phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên, trong quá trình đất nước Việt Nam hình thành thì đã từng trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, nên các mệnh giá tiền Việt Nam cũng có sự biến đổi theo.
Vì vậy, liệu tất cả mọi người có thể hiểu rõ hết các loại tiền Việt Nam qua các thời kỳ hay không? Nếu không thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tiền giấy Việt Nam qua từng giai đoạn nhé!
- Đường MA trong chứng khoán là gì và cách sử dụng
- Đường MACD là gì? Cách tính cũng như cách dùng chỉ báo này
- Đường momentum là gì? Các phương pháp sử dụng hiệu quả chỉ báo này
- Đường SMA là gì? Hướng dẫn sử dụng SMA trong Forex
Đồng tiền Việt Nam là gì?
Tiền Việt Nam là một loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành có đơn vị là đồng, tên tiếng Anh là Vietnam Dong (VND). Trước đây, Việt Nam lưu hành hai loại tiền là tiền giấy và tiền kim loại. Nhưng hiện tại, vì một lý do nào đó, đồng xu đã bị loại bỏ khỏi thị trường.
Đồng Việt Nam là đồng hợp pháp và được lưu hành chính thức tại Việt Nam. Kể từ năm 2003, nhà nước đã sử dụng công nghệ tiên tiến để in tiền xu bằng polyme nhằm mục đích chống làm giả, chống thấm nước.
Lịch sử của tiền Việt Nam
Trải qua quá trình bị xâm lược, đồng tiền Việt Nam được chính thức ban được phát hành khi nhà nước Việt Nam ra đời. Những cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của đồng mã tiền thông này báo như sau:
- Sau Cách mạng tháng Tháng Tám: Việt Nam có nhà máy in tiền giấy đầu tiên được của Việt Nam đặt tại tỉnh Hòa Bình. Từ một về nền tài chính lạc hậu, nước ta đã có đồng tiền đầu tiên in có hình bác Bác Hồ.
- Ngày 31/1/1946: Tờ tiền đầu tiên của Việt Nam ra đời, thiết kế hai mặt, một mặt in hình Bác Hồ, một mặt ghi dòng chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Năm 1951: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập để quản lý việc thiết kế, in ấn và phát hành tiền giấy Việt Nam.
- Từ năm 1954 – 1975: Có hệ thống in tiền ở miền Bắc và miền Nam, nhưng vẫn được gọi chung là đồng.
- Từ sau năm 1975: Đồng tiền chung Bắc Nam được thống nhất.
- Năm 1991: Việt Nam bắt đầu tự cung tự cấp về sản xuất tiền tệ, tức là làm chủ được tất cả các khâu từ nguyên liệu đến công nghệ in. Lúc này tiền Việt Nam vẫn là tiền giấy.
- Năm 2003: Loại tiền polymer đầu tiên 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng bắt đầu được phát hành. Đồng xu này có công nghệ in dấu biểu tượng để chống làm giả.
- Sau năm 2004: Tiền giả polyme xuất hiện nhưng với số lượng ít so với tiền giả khi dùng tiền giấy. Đồng tiền polyme đã trở thành một loại tiền ổn định và đi vào nếp sống của người dân.
Tiền Việt Nam có được in trong nước không?
Câu trả lời là có. Tiền Việt Nam, dù là tiền giấy hay chất liệu polyme đều do kho bạc nhà nước Việt Nam phát hành và do Chính phủ Việt Nam tự in. Nhà máy in tiền giấy của Việt Nam nằm trên đường Phạm Văn Đồng, thủ đô Hà Nội.
Các mệnh giá tiền Việt Nam qua các thời kỳ
Hiện nay trên thị trường, việc sưu tầm các mệnh giá tiền Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã và đang trở thành một trào lưu được nhiều người quan tâm đến. Tất nhiên, trong đó không phải chỉ những tờ tiền giấy của các quốc gia trên thế giới mà các mệnh giá tiền Việt Nam cũng đang thu hút sự chú ý lớn.
Tiền giấy Thông bảo hội sao
Đồng tiền giấy Thông bảo hội sao được ra đời vào năm 1393 trong thời nhà Hồ Quý Ly và được xem là tờ tiền giấy Việt Nam đầu tiên trong lịch sử.
Tuy nhiên, trong thời kỳ đó thì do nền kinh tế vẫn chưa có sự phát triển hay chính xác hơn là không thực sự tăng trưởng nên chính sách sản xuất ra tiền giấy đã bị thất bại, nhưng thay vào đó là sử dụng những đồng tiền xu để thực hiện công việc mua bán, trao đổi hàng hóa.
Tiền giấy Đông Dương
Các mệnh giá tiền Việt Nam không thể kể đến chính là đồng tiền giấy Đông Dương chính thức xuất hiện vào những năm 1885 cho đến 1954, lúc bấy giờ Đông Dương đang dưới sự cai quản của thực dân Pháp và tiền giấy có mệnh giá 100 đồng bạc được xem là tờ tiền giấy được phát hành và lưu thông đầu tiên tại Việt Nam.
Trên tờ tiền 100 đồng bạc được thiết kế có in hình 3 thiếu nữ trong một trang phục truyền thống với ý nghĩa thể hiện tình hữu nghị giữa 3 nước Lào, Campuchia và Việt Nam. Ngoài ra, tại thời kỳ đó còn sử dụng thêm tờ tiền 1 đồng, nhưng lại có giá trị cực kỳ thấp.
Tiền giấy bạc cụ Hồ
Vào năm 1947, khi đất nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập thì một trong các mệnh giá tiền Việt Nam được ra đời chính là giấy bạc cụ Hồ, mang một ý nghĩa khẳng định nền chủ quyền độc lập tự do của nước Việt Nam do chính tay chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành.
Sở dĩ, có tên gọi là tiền giấy bạc cụ Hồ bởi vì phía mặt trước của tờ tiền giấy có in hình của chủ tịch Hồ Chí Minh, kèm theo một dòng chữ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được in bằng chữ quốc ngữ và hán ngữ.
Mặt sau thì được in hình công – nông- binh với những con số ghi mệnh giá theo chữ số của Ả – Rập hoặc của chữ hán, chữ Lào, chữ Campuchia. Lúc bấy giờ thì các mệnh giá tiền Việt Nam gồm có như sau: Tiền giấy bạc 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng và 500 đồng.
Tiền giấy Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
Vào năm 1951, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được sáng lập tại miền Bắc với các mệnh giá tiền Việt Nam bao gồm là 1 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng. Tuy nhiên, phương thức để in tiền giấy này lại có nét tương đồng với các thời kỳ trước đây, chỉ khác là mặt sau được in màu sắc tương ứng với mỗi mệnh giá tiền.
Thêm một điểm không giống của tiền giấy Ngân hàng Quốc gia đó chính là người dân có thể sử dụng 1 đồng tiền mới để đổi lấy 10 đồng tiền giấy bạc cụ Hồ. Chính sách này, nhằm mục đích thu hồi loại các mệnh giá tiền Việt Nam cũ để lưu thông sử dụng những loại tiền giấy mới.
Nhưng kể từ tháng 2 năm 1959 cho đến tháng 10 năm 1960 tờ tiền ngân hàng có sự thay đổi là chuyển sang thành tiền Liên Xô và 1 đồng tiền = 1.36 rúp hay đô la Mỹ = 1.2 USD.
Mãi cho đến những năm 1954 và 1975, khi đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền thì các mệnh giá tiền Việt Nam cũng dần có sự thay đổi, nhưng vẫn được gọi tên chung là tiền đồng. Tại thời kỳ này, bắt đầu xuất hiện tình trạng in tiền giả.
Tiền giấy giải phóng
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì đất nước Việt Nam chính thức được giải phóng. Ngay lúc này, đồng tiền lưu thông tại miền Nam đã rơi vào tình trạng mất giá và bắt đầu phát hành đồng tiền mới có tên gọi là “Tiền giải phóng”.
Sau đó, tiếp tục thực hiện chính sách thu hồi lại các mệnh giá tiền Việt Nam cũ và bắt đầu lưu thông các mệnh giá tiền Việt Nam mới. Trong đó, 1 đồng tiền giải phóng mới sẽ tương ứng với 500 đồng tiền cũ và bằng 1 USD thời kỳ đó.
Cho đến năm 1978, khi đất nước dần ổn định hơn việc thống nhất tài chính đã khiến các mệnh giá tiền Việt Nam có sự thay đổi khác. Đồng thời, nhà nước đã tiến hành phát hành thêm các mệnh giá tiền Việt Nam như: 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100 đồng.
Tiền đồng năm 1985
Trong những năm 1985, đứng trước diễn biến kinh tế khó khăn và nguồn tiền mặt lại khan hiếm, nên nhà nước quyết định thực hiện chính sách lấy 10 đồng tiền cũ đổi thành 1 đồng tiền mới. Bên cạnh đó, vẫn ban hành thêm các mệnh giá tiền Việt Nam khác như 10 đồng, 20 đồng và 50 đồng để giải quyết tình trạng kinh tế lúc bấy giờ.
Tiền giấy Việt Nam tại thế kỷ XX
Trong thế kỳ XX thì các mệnh giá tiền Việt Nam lại được in bằng chất liệu giấy cotton, cộng thêm nhiều mệnh giá tiền xuất hiện qua từng năm như sau:
- Năm 1990 thì xuất hiện những đồng tiền giấy có mệnh giá là 10.000 nghìn và 20.000 nghìn.
- Vào ngày 15 tháng 10 năm 1994, chính thức phát hành tờ tiền 50.000 nghìn.
- Vào ngày 1 tháng 9 năm 2000, bắt đầu phát hành thêm tờ tiền 100.000 nghìn.
Thời gian đó thì những đồng tiền xu cũng được cho phép lưu thông trên thị trường, nhưng chỉ diễn ra trong vài năm thì không còn thích hợp với thời kỳ này nên đã bị thu hồi lại và đưa ra danh sách vật lưu niệm.
Tiền Polymer hiện tại
Vào ngày 1 tháng 9 năm 2007 thì các mệnh giá tiền Việt Nam bằng Polymer được lưu thông trên thị trường, chỉ riêng những tờ tiền giấy có mệnh giá là 50.000 và 100.000 đã hết giá trị lưu hành. Cho đến ngày 1 tháng 1 năm 2013, các mệnh giá tiền Việt Nam bằng chất liệu cotton có mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng cũng bắt đầu ngừng lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Hiện nay thì trên thị trường chỉ còn lại những tờ tiền giấy Việt Nam với mệnh giá nhỏ dưới 5.000 đồng như 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng,…. thì vẫn còn được sử dụng cho đến thời điểm hiện tại.
Các mệnh giá tiền Việt Nam hiện nay
Hiện nay, không chỉ riêng Việt Nam mà còn nhiều quốc gia trên thế giới đã cho phép lưu hành tiền bằng chất liệu Polymer. Cũng bởi vì Polymer có độ bền cao, không thấm nước và rất khó để làm giả và thích hợp với những công nghệ hiện đại như cây ATM, máy đếm tiền,… Dưới đây sẽ là các mệnh giá tiền Việt Nam hiện nay như:
Mệnh giá tiền 500.000 đồng
- Chính thức phát hành vào năm 2003
- Tiền có màu tím sẫm tổng thể
- Mặt trước của tiền được in dòng chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cộng thêm hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
- Mặt sau của tờ tiền có in thêm dòng chữ Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và hình ảnh ngôi nhà ở của vị chủ tịch tại Kim Liên. Đây cũng chính một trong các mệnh giá tiền Việt Nam có giá trị cao nhất.
Mệnh giá tiền 200.000 đồng
- Được phát hành vào năm 2006
- Tiền có màu sắc đỏ nâu
- Mặt trước của tờ tiền lại được in giống với mệnh giá tiền 500.000 VNĐ, chỉ riêng mặt sau là được in hình ảnh của vịnh Hạ Long.
Mệnh giá tiền 100.000 đồng
- Bắt đầu phát hành vào năm 2004
- Tiền có màu xanh lá cây đậm nhạt hài hòa
- Mặt trước của tiền cũng tương tự như các mệnh giá tiền Việt Nam phía trên, chỉ khác mặt sau là được in hình văn miếu Quốc Tử Giám.
Mệnh giá tiền 50.000 đồng
- Tiền Polymer chính thức được lưu hành vào năm 2003
- Tờ tiền có màu nâu tím đỏ
- Cũng giống như các mệnh giá tiền Việt Nam trên thì mặt sau chỉ in hình di tích Nghênh Lương Đình – Phu Văn Lâu Huế. Một nơi dừng chân của nhà vua triều Nguyễn trước khi xuống thuyền hóng mát, còn Phu Văn Lâu nơi thông báo các cuộc thi hay thông cáo chiếu dụ quan trọng của vua.
Mệnh giá tiền 20.000 đồng
- Tiền Polymer chính thức được phát hành vào năm 2006
- Tiền có màu xanh lơ đậm
- Mặt sau của tờ tiền Polymer được in hình Chùa Cầu ở Hội An, Quảng Nam
Mệnh giá tiền 10.000 đồng
- Tiền Polymer được phát hành vào năm 2006
- Có màu nâu đậm trên nền vàng xanh
- Mặt sau của tiền lại được in hình mỏ dầu Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long, một nơi chuyên cung cấp dầu mỏ lớn tại Việt Nam.
Mệnh giá tiền 5.000 đồng
- Tiền giấy được phát hành vào năm 1993
- Có màu xanh lơ sẫm
- Mặt sau in hình thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, một công trình thủy điện quốc tế thể hiện tình hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô
Mệnh giá tiền 2.000 đồng
- Tiền giấy được phát hành vào năm 1989
- Sở hữu màu nâu sẫm
- Mặt sau được in hình các cô chú công nhân đang làm việc tại nhà máy dệt Nam Định, một trong những nhà máy dệt lớn trong thời kỳ Đông Dương và cũng là sự phát triển của phong trào cách mạng công nhân.
Mệnh giá tiền 1.000 đồng
- Tiền được phát hành vào năm 1989
- Tiền có màu tím trắng
- Mặt sau của tiền in hình những người lao động đang cưỡi voi và khai thác gỗ tại Tây Nguyên.
Mệnh giá tiền 500 đồng
- Tiền được phát hát hành vào năm 1989
- Tiền có màu đỏ cánh sen
- Mặt sau in hình cảng Hải Phòng, một cửa khẩu nơi để giao lưu hàng hóa, xuất nhập khẩu quan trọng của quốc gia. Nhưng hiện nay thì mệnh giá 500 đồng lại rất ít được sử dụng và đang dần thu hồi phát hành.
6 cách phân biệt tiền thật, tiền giả
Kiểm tra chất liệu tiền – polymer
- Tiền thật: Chất liệu polymer trên tiền thật có độ đàn hồi và độ bền cao. Vì vậy, khi bạn cầm tờ tiền trong lòng bàn tay và mở ra, nó sẽ đàn hồi trở lại trạng thái ban đầu như trước khi cầm. Khi bạn kéo hoặc xé nhẹ mép (cạnh) tờ tiền (lưu ý: không kéo, xé ở vị trí bị rách) sẽ khó bị rách và giãn.
- Tiền giả: Đa số tiền giả sử dụng chất liệu nylon nên thiếu độ đàn hồi và độ bền như tiền thật. Khi cầm tờ tiền trong lòng bàn tay và mở ra, nó sẽ không trở lại trạng thái ban đầu hoặc khi kéo và xé nhẹ cạnh tờ tiền sẽ dễ bị giãn và bị rách.
Kiểm tra hình bóng chìm và hình định vị
Khi để tờ tiền dưới nguồn sáng, bạn có thể xác minh hình bóng ẩn, dây bảo hiểm và hình ảnh định vị. Cụ thể như sau:
Tiền thật:
- Hình bóng chìm (bên trái mặt trước và bên phải mặt sau tờ tiền): Hai mặt tờ tiền có nhiều đường nét trắng tinh tế. Các mệnh giá tiền Việt Nam từ 20.000 đến 500.000 đồng có in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong khi tờ 10.000 đồng in hình chùa Một Cột.
- Hình định vị: Các ảnh ở hai bên khớp khít với nhau tạo thành một ảnh hoàn chỉnh, các khe trắng đều nhau.
- Từ 10.000 đến 20.000 đồng: Phía trên bên trái của mặt trước tờ tiền hoặc phía trên bên phải phía sau tờ tiền.
- Từ 10.000 đến 500.000 đồng: Phía trên bên phải mặt trước của tờ tiền hoặc phía trên bên trái phía sau của tờ tiền.
- Dây bảo hiểm: Cụm số mệnh giá và chữ “NHNN” hiện rõ từ hai bên và chạy dọc theo tờ tiền. Ví dụ, mệnh giá 50.000 đồng có dây bảo hiểm ngắt quãng với cụm số “50000”.
Tiền giả: Hình bóng chìm chỉ đơn thuần là hình ảnh do máy tính tạo ra, không có sự tinh tế. Chữ và số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, sắc nét cùng hình định vị lỏng lẻo và các khe màu trắng không đồng đều.
Kiểm tra các chi tiết in nổi của tờ tiền
- Tiền thật: Bạn sẽ cảm nhận được độ nổi và sự thô ráp của hình in tại các vị trí có họa tiết in nổi như: Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, quốc huy, các mệnh giá bằng số và chữ, dòng chữ “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
- Tiền giả: Vì được dập trên giấy nên chỉ có cảm giác mịn hoặc gợn sóng chứ không có sự dập nổi, nhám như tiền thật.
Kiểm tra mực bị đổi màu (OVI), dải Iriodin
- Tiền thật:
-
- Mực bị đổi màu (OVI): Khi bạn nghiêng tờ tiền, mực sẽ đổi màu từ vàng sang xanh và ngược lại. OVI này chỉ xuất hiện ở 3 mệnh giá sau 100.000đ (phía trên bên phải mặt trước tờ tiền), 200.000đ và 500.000đ (phía dưới bên trái tờ tiền).
- Dải Iriodin: Khi nghiêng tờ tiền, bạn sẽ thấy một dải Iriodin kim loại lấp lánh với các số mệnh giá hoặc hoa văn. Dải này chỉ có ở các mệnh giá 500.000đ, 200.00đ, 20.000đ và 10.000đ (dải màu vàng chạy dọc theo tờ tiền và nằm ở mặt sau), riêng mệnh giá 100.000đ nằm ở mặt trước.
- Tiền giả: Tiền giả có thành phần mực đổi màu (OVI) giả nhưng không đổi màu hoặc đổi màu nhưng không cùng màu với tiền thật, không có dải Iriodin hoặc có in giả nhưng không lấp lánh như tiền thật.
Kiểm tra chi tiết ẩn (DOE) tại cửa sổ nhỏ
- Tiền thật:
-
- Một cửa sổ nhỏ nền nhựa trong suốt nằm phía trên bên trái mặt trước hoặc bên phải mặt sau tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng, 100.000 đồng và 50.000 đồng.
- Khi bạn đặt cửa sổ nhỏ gần nguồn sáng (ngọn lửa, bóng đèn, đèn đường, đèn flash điện thoại), hình ảnh sẽ xuất hiện xung quanh nguồn sáng. Đối với những tờ tiền cũ, cửa sổ nhỏ sẽ xuất hiện nhiều vết xước, làm giảm chất lượng hình ảnh.
- Tiền giả: Không có yếu tố hình ảnh ẩn trong cửa sổ nhỏ.
Kiểm tra chữ in nhỏ bằng kính lúp, đèn cực tím
Khi kiểm tra văn bản hiển vi và độ phát quang bằng kính lúp và đèn cực tím, có thể nhìn thấy rõ ràng dưới kính lúp các mảng in hiển vi được tạo bởi dòng chữ “NHNN” hoặc “VN” hoặc các con số có mệnh giá lặp lại liên tục.
- Tiền thật:
-
- Mực không màu phát quang: Cụm số mệnh giá được in bằng mực không màu và chỉ phát quang khi soi dưới đèn cực tím.
- Số sê-ri phát quang: Khi nhìn dưới ánh sáng cực tím, số sê-ri dọc màu đỏ phát huỳnh quang màu vàng cam, trong khi số sê-ri ngang màu đen phát huỳnh quang màu xanh lam.
- Tiền giả: Không có dòng chữ in siêu nhỏ, số không sắc nét và số sê-ri không phát sáng. Không có loại mực huỳnh quang không màu hoặc loại mực giả nhưng có độ huỳnh quang yếu.
Bài viết trên của Sanuytin.vn đã cung cấp đầy đủ thông tin về các mệnh giá tiền Việt Nam qua từng thời kỳ và đang được sử dụng trên thị trường. Hy vọng qua bài viết này, sẽ đem lại những kiến thức bổ ích và giúp mọi người hiểu rõ hơn về giá trị của những đồng tiền giấy đã gắn liền với quá trình phát triển của đất nước Việt Nam.