X

Biểu đồ thanh là gì? Hướng dẫn xem biểu đồ thanh Bar Chart trong chứng khoán

Hướng dẫn xem biểu đồ thanh Bar Chart trong chứng khoán

Mặc dù biểu đồ thanh không phổ biến như các loại biểu đồ nến nhưng biểu đồ thanh tiếp tục giữ một vị trí đặc biệt trong tâm trí các nhà đầu tư phương Tây. Đây là một trong những loại biểu đồ xuất hiện từ những ngày đầu khi thị trường chứng khoán, tiền điện tử dần phổ biến và hỗ trợ trader rất nhiều cho đến hiện tại. Chính xác thì biểu đồ thanh là gì? Có nên sử dụng biểu đồ thanh trong đầu tư hay không? Hãy cùng Sanuytin.vn đi tìm hiểu thông qua bài viết hôm nay nhé!

Biểu đồ thanh là gì?

Bar Chart biểu đồ thanh là gì? biểu đồ chứng khoán Mỹ

Biểu đồ thanh – Bar chart là một trong các biểu đồ giao dịch tương đối khá phổ biến trên thị trường, bởi không chỉ cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho nhà đầu tư có thể sử dụng, để đưa ra lựa chọn khi giao dịch và hơn thế các biểu đồ này đều rất dễ đọc và dễ hiểu mà nó còn thể hiện giá cả cổ phiếu và điểm số thị trường theo dạng thanh trên trục thời gian tương ứng.

Mặc khác, biểu đồ thanh thường là một đường thẳng đứng và trong đó mức giá cao của giai đoạn thường được biểu hiện ở phần trên và mức giá thấp sẽ được biểu hiện ở phần dưới. Hơn nữa, các đường ngang nhỏ nằm ở phía bên trái của biểu đồ thanh đang mô tả giá mở cửa và các đường ngang nhỏ nằm ở phía bên phải đang mô tả giá đóng cửa.

Do đó, thông thường một thanh trong biểu đồ sẽ bao gồm tất cả các thành phần chính như sau: Giá mở cửa là Open, giá cao là High, giá thấp là Low và giá đóng cửa là Close.

Trong thị trường ngoại hối thì biểu đồ thanh thường biểu thị các thanh dọc trong phạm vi các mức giá giao dịch của các cặp tiền tệ trong khoảng thời gian được phân tích trên thị trường, giả sử như biểu đồ 1 phút, biểu đồ 5 phút, biểu đồ 10 phút,…

Đặc điểm của biểu đồ thanh

Biểu đồ thanh là một tập hợp gồm có các thanh giá

Như đã nói đến ở trên thi biểu đồ là một tập hợp gồm có các thanh giá và mỗi thanh giá đều biểu thị các chuyển động giá trong một khoảng thời gian nhất định. Hơn thế, mỗi thanh giá đều có một đường thẳng đứng, đang biểu hiện các mức giá cao nhất và mức giá thấp nhất đã đạt được trong khoảng thời gian nhất định đó.

Thông thường, các giá mở cửa trong biểu đồ thanh đều được đánh dấu bằng một đường ngang nhỏ nằm ở phía bên trái của đường thẳng đứng và giá đóng cửa của biểu đồ cũng được đánh dấu bằng một đường ngang nhỏ nằm ở phía bên phải của đường thẳng đứng.

Cho nên, nếu giá đóng cửa trong biểu đồ thanh lại có mức cao hơn giá mở cửa thì có thể thanh nến sẽ có màu đen hoặc màu xanh lá cây. Nếu giá đóng cửa trong biểu đồ có giá dưới mức giá mở cửa thì có nghĩa là giá đã suy giảm trong khoảng thời gian đó nên có thể thanh nến sẽ có màu đỏ.

Tuy nhiên, các màu sắc của những thanh giá trong biểu đồ đều sẽ biến đổi màu khác nhau, tùy vào việc giá đang trên đà tăng cao hơn hay giá thấp hơn, để giúp các nhà đầu tư nhìn thấy được xu hướng biến động giá trên thị trường được rõ ràng hơn.

Cách đọc biểu đồ chứng khoán đơn giản

Do các biểu đồ thanh thường hiển thị giá mở cửa và giá cao hay giá thấp hoặc giá đóng cửa qua từng giai đoạn, nên điều này sẽ cung cấp rất nhiều thông tin có ích cho các nhà đầu tư hay người kinh doanh có thể vận dụng trên các biểu đồ.

Không những vậy, các thanh dọc dài trong biểu đồ, đều cho thấy sự chênh lệch giá rất lớn giữa các mức cao và các mức thấp trong một thời kỳ. Biểu đồ thanh còn biểu hiện sự chuyển động của giá đang trên đà tăng trong khoảng thời gian đó, nếu các thanh nến có các thanh dọc rất nhỏ, điều đó có nghĩa là biến động giá trên thị trường rất ít khi xảy ra.

Trường hợp, có một khoảng cách lớn giữa mức giá mở cửa và mức giá đóng cửa thì điều đó có nghĩa là giá đã có sự biến đổi đáng kể. Nếu mức giá đóng cửa vượt qua mức giá mở cửa, điều đó có nghĩa là người mua đã rất cố gắng đầu tư vào cổ phiếu đó.

Điều này cũng chứng tỏ rằng có thể trong tương lai sẽ còn nhiều người mua cổ phiếu này hơn thế. Nếu giá đóng cửa trong biểu đồ thanh lại gần với giá mở cửa, điều đó có nghĩa là giác của cổ phiếu không có sự thay đổi nhiều.

Xem thêm: https://sanforexviet.com/diem-pivot-la-gi/

Cách đọc biểu đồ thanh

Bar chart là gì? Tìm hiểu bar chart

Biểu đồ thanh còn được gọi với tên khác là biểu đồ OHLC, cũng như biểu đồ HLC và đương nhiên là biểu đồ thanh trước sẽ thông dụng trên thị trường hơn, khi bao gồm các thông tin cụ thể như: Giá mở (O), giá cao (H), giá thấp (L) và giá đóng cửa (C). Trong khi biểu đồ HLC chỉ bao gồm các thông tin về giá cao, giá thấp và giá đóng cửa.

  • Giá mở cửa (Open): Đây cũng là giá đầu tiên được tiến hành giao dịch trong các biểu đồ và được biểu hiện bằng các đường nằm ngang tại khu vực phía bên trái của thanh.
  • Giá cao (High): Nghĩa là mức giá cao nhất trong biểu đồ, cũng là giá cao nhất mà tài sản được giao dịch và được biểu hiện bằng đỉnh của thanh.
  • Giá thấp (Low): Nghĩa là giá thấp nhất của tài sản trong các phiên giao dịch và được biểu hiện bằng điểm phía dưới cùng trong thanh.
  • Giá đóng cửa (Close): Đây cũng là mức giá cuối cùng được giao dịch trong biểu đồ thanh và được biểu hiện bằng các đường nằm ngang phía bên phải của thanh.

Hướng và biên độ

  • Hướng giá đang chuyển động trong biểu đồ thanh được thể hiện bởi vị trí của các giá đang mở và đóng. Nếu giá đóng cửa lại vượt qua mức giá mở cửa thì cũng có nghĩa là mức giá thực hiện đang trên đà tăng trong suốt thanh và ngược lại, nếu giá đóng cửa lại thấp hơn mức giá mở cửa thì có nghĩa là giá đã được tiến hành quá trình giảm trong thanh.
  • Biên độ của các biểu đồ thanh được biểu hiện bằng các vị trí nằm trên cùng hay nằm phía dưới cùng của thanh dọc. Biên độ cũng sẽ được tính bằng cách lấy các mức giá cao trừ đi mức giá thấp (Phạm vi thanh = Cao – thấp).

Chiều cao của thanh đứng trong biểu đồ thanh

Chiều cao của thanh luôn được biểu hiện bằng sự chuyển động trên thị trường trong một khoảng thời gian xác định. Nếu độ cao của thanh lại lớn thì các nhà đầu tư nên hiểu rõ rằng thị trường đang xảy ra rất nhiều biến động và có xu hướng do dự.

Vị trí của đường nằm ngang trong biểu đồ thanh

Hướng dẫn phân tích biểu đồ chứng khoán

Vị trí của các đường nằm ngang phía bên trái và phía bên phải trong các biểu đồ thanh, đang chứng tỏ cho các nhà đầu tư biết được vị trí của giá đang mở cửa hay giá đang đóng cửa của một loại tài sản so với các mức giá cao và giá thấp của nó.

Nếu tài sản lại có xu hướng tăng cao hơn nhưng giá đóng cửa lại thấp hơn nhiều so với giá cao thì điều này đang cho thấy nhà đầu tư có thể biết được là phía bên mua đang rất yếu thế. Nếu giá có xu hướng suy giảm nhưng giá đóng cửa lại cao hơn nhiều so với giá thấp thì việc bán ra đang suy giảm dần về cuối thời kỳ.

Nếu giá mở cửa và giá đóng cửa có khoảng cách gần nhau, điều đó cho thấy đang có sự do dự vì giá không thể đạt được nhiều mức biến đổi theo cả hai xu hướng trên các biểu đồ thanh. Nếu giá đóng cửa lại cao hơn hoặc thấp hơn giá mở cửa thì đang chứng tỏ có sự mua hoặc bán mạnh trong khoảng thời gian này.

Màu của thanh nến trong các biểu đồ thanh

Phân tích xu hướng trong chart chứng khoán

Nếu giá đóng cửa trong biểu đồ thanh lại có thể cao hơn giá mở cửa thì cho thấy thanh nến sẽ có màu đen hoặc màu xanh lá. Nếu giá đóng cửa lại thấp hơn giá mở cửa thì cho thấy mức giá đang suy giảm trong một khoảng thời gian đó, vì vậy nó sẽ có màu đỏ.

Nhưng thường trong các xu hướng đang tăng thì các thanh nến sẽ hiển thị nhiều màu đen hay màu xanh hơn các màu đỏ. Nếu trong các xu hướng đang suy giảm thì cũng sẽ có rất nhiều thanh nến biểu hiện màu đỏ hơn các thanh nến có màu đen hay màu xanh.

Vì vậy, việc thay đổi các màu sắc của các thanh nến trong những biểu đồ thanh sẽ giúp cho các nhà đầu tư nhìn nhận được rõ ràng các xu hướng và biến động giá trên thị trường mà thôi.

Nhà đầu tư nên sử dụng biểu đồ thanh như thế nòa?

Cách tiếp cận của nhà đầu tư đối với việc phân tích biểu đồ thanh sẽ khác nhau tùy theo kỹ thuật giao dịch của họ. Mỗi chiến lược giao dịch sẽ chọn trục thời gian phù hợp nhất với nó, đảm bảo tính chính xác và hợp lý cao.

  • Người giao dịch trong ngày: Trục thời gian tốt nhất cho các nhà giao dịch kiếm sống từ giao dịch trong ngày là 1 phút, 3 phút và 15 phút. Họ có thể mở các vị thế mua và bán và sử dụng nhiều công cụ bổ sung bằng cách kết hợp khối lượng giao dịch và các công cụ phân tích kỹ thuật như Fibonacci.
  • Nhà giao dịch ngắn hạn: Biểu đồ 1 ngày là công cụ tốt nhất để các nhà đầu cơ và nhà đầu tư ngắn hạn theo dõi những thay đổi của giá thị trường. Khả năng chính xác của các phương pháp tiếp cận sẽ thay đổi dựa trên những thay đổi của thị trường.
  • Nhà giao dịch trung và dài hạn: Đối với các nhà đầu tư muốn nắm giữ cổ phiếu trong thời gian dài, biểu đồ hàng tuần hoặc hàng tháng sẽ phù hợp. Các nhà đầu tư sẽ đặt niềm tin vào phân tích cơ bản (TA) về tiềm năng của công ty hơn là phân tích kỹ thuật (FA) khi thực hiện đầu tư dài hạn.

Hướng dẫn sử dụng biểu đồ thanh

Xu hướng và phạm vi của biểu đồ thanh

Cách đọc biểu đồ nến chứng khoán

Thông thường các xu hướng giá của một loại tài sản có thể được xác minh bằng cách nhà đầu tư tiến hành so sánh các mức giá đóng cửa và mức giá mở cửa trong một biểu đồ Bar Chart.

Nếu nó có mức giá đóng cửa lại cao hơn so với các mức giá đang mở cửa thì đồng nghĩa việc giá đang di chuyển lên xu hướng phía trên. Ngược lại, nếu giá đóng cửa lại thấp hơn mức giá mở cửa thì đồng nghĩa giá của loại tài sản đó đang di chuyển xuống phía dưới.

Cho nên, các vị trí dưới cùng trong biểu đồ thanh thường được sử dụng để tính toán các phạm vi và phạm vi biến động của giá tài sản sẽ thu được bằng cách lấy các mức giá cao trừ đi các mức giá thấp. Công thức sẽ có như sau:

Phạm vi thanh = Giá cao (High) – giá thấp (Low)

Đảo chiều trong biểu đồ thanh

Cách đọc đồ thị chứng khoán

Nếu nhà đầu tư có thể nhận ra được sự kết thúc của xu hướng là một điều rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho nhà đầu tư dễ dàng nhận biết được thời điểm tốt để mua hoặc bán. Hơn nữa, sự đảo ngược trong xu hướng tăng thường diễn ra khi giá mở cửa nằm phía trên giá đóng cửa của thanh nến trước.

Khi tạo ra các mức giá cao mới và sau đó nó sẽ đóng cửa dưới mức của giá thấp nằm trong các thanh nến trước. Nó đang thể hiện một sự biến đổi mạnh mẽ trong động lượng và cũng đưa ra dự báo cho một đợt đột phá chuẩn bị bắt đầu.

Sự đảo ngược trong các xu hướng giảm xảy ra khi giá mở cửa nằm phía dưới giá đóng cửa của thanh nến trước, tạo ra một mức giá thấp mới và sau đó giá đóng cửa trên mức giá cao của thanh nến trước. Điều này cho thấy một sự chuyển động mạnh mẽ bước sang một xu hướng tăng và đưa ra cảnh báo về một cuộc phục hồi đầy tiềm năng sắp xảy ra.

Cách phân tích biểu đồ thanh

Mỗi nhà đầu tư sẽ có các chiến lược phân tích giá khác nhau dựa trên đường xu hướng. Nhà đầu tư thường chọn một khung thời gian phù hợp để phân tích giá.

Nhà giao dịch trong ngày thì nên chọn phân tích biểu đồ thanh trên khung thời gian 1 phút. Còn với những nhà giao dịch dài hạn thì nên chọn phân tích giá trên biểu đồ thanh khunng thời gian hàng tuần. Tại sao lại như vậy? Đơn giản vì nó phù hợp với kế hoạch giao dịch của nhà đầu tư.

Sở dĩ, biểu đồ thanh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn là vì nó thể hiện đầy đủ các nmuwcs giá từ mở dưới đến đóng cửa và giá cao đến giá thấp.

Nếu nhà đầu tư thấy biểu đồ thanh dọc dài nghĩa là sự chênh lệch giữa giá thấp và giá cao khá xa nhau. Đây là nguồn thông tin để bạn biết giá đã thay đổi như thế nào trong một thời gian. Trường hợp này ohe mua tích cực giao dịch hơn và sản phẩm này cũng được nhiều nhà đầu tư chú ý.

Ngược lại nếu thấy thanh dọc nhỏ nghĩa là biến động giá nhỏ, không có nhiều sự thay đổi nên ít được nhà đầu tư quan tâm.

Như vậy, những chia sẻ của Sanuytin.vn về biểu đồ thanh là gì, hy vọng nhà đầu tư sẽ hiểu rõ được bản chất hoạt động của nó và ứng dụng một cách thật linh hoạt để thu về kết quả tốt khi đầu tư. Chúc các trader sẽ may mắn nhé!

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.