Mức ký quỹ (Margin Level) là một chỉ số quan trọng trên thị trường ngoại hối, giúp cho các nhà đầu tư biết họ cần bao nhiêu vốn để tham gia giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về chỉ số này, dẫn đến tài khoản luôn trong tình trạng báo động. Vậy Margin Level được tính như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
- Tầm quan trọng bảng cân đối kế toán của FED
- Stop Hunt là gì? Cách tránh Stop Hunt hiệu quả
- Counter trend là gì? Cách giao dịch với Counter trend
Mức ký quỹ là gì?
Mức ký quỹ còn được gọi là Margin Level – Một tham số xác định số vốn mà nhà đầu tư có thể tham gia các giao dịch mới. Mức ký quỹ càng lớn thì vốn giao dịch càng lớn và ngược lại, mức ký quỹ thấp thì vốn giao dịch càng thấp.
Margin Level là số tiền phải có trong tài khoản ký quỹ của khách hàng để thực hiện các giao dịch ký quỹ. Mức ký quỹ duy trì được xác định và tính toán cụ thể để thực hiện trên thực tế.
Ý nghĩa của mức ký quỹ khi giao dịch
Mức ký quỹ được xác định bởi Equity và Used Margin. Trong đó, Equity dao động liên tục do Floating P/L biến động nên Margin Level sẽ thay đổi trên tài khoản của nhà đầu tư khi một lệnh giao dịch được kích hoạt.
- Nếu Floating P/L dương >> Equity tăng >> Used Margin không đổi >> Margin Level và Free Margin tăng >> Tài khoản có thể thực thi lệnh mới.
- Nếu Floating P/L âm >> Equity giảm >> Used Margin không đổi >> Margin Level và Free Margin giảm >> Tài khoản có thể thực thi lệnh mới, nhưng khối lượng lớn sẽ giảm.
Mặt khác, mức ký quỹ còn phụ thuộc vào Used Margin nên sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:
- Nhà đầu tư mở lệnh mới >> Used Margin tăng >> Mức ký quỹ giảm
- Nhà đầu tư đóng lệnh đang hoạt động >> Used Margin tăng >> Mức ký quỹ tăng
Ngoài ra, khi nhà giao dịch nạp thêm tiền vào tài khoản >> Số dư tài khoản tăng >> Vốn chủ sở hữu và Margin Level đều tăng.
Khi Equity giảm và bằng Used Margin >> Margin Level = 100% và Free Margin = 0 >> Tài khoản không thể mở thêm lệnh giao dịch mới.
Khi Margin Level <100% và Free Margin < 0 >> Lệnh giao dịch đang thua lỗ nên không thể thêm lệnh mới >> Tài khoản rơi vào trạng thái báo động.
Trường hợp mức ký quỹ giảm sâu đến tỷ lệ nhất định >> Margin Call và Stop Out sẽ xảy ra.
Cách tính Margin Level trong Forex
Để tính mức ký quỹ trong Forex, nhà đầu tư có thể áp dụng công thức sau:
Margin Level = (Equity/Used Margin)*100%
Mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu/Ký quỹ đã sử dụng)*100%
Trên thực tế, các nền tảng giao dịch ngoại hối như MT4, MT5 hoặc cTrader sẽ tự động tính toán và hiển thị giá trị của mức ký quỹ trong thông tin tài khoản nên nhà đầu tư không cần phải tính toán thủ công.
Ví dụ thực tế cách tính mức ký quỹ – Margin Level
Giả sử tài khoản giao dịch của nhà đầu tư không có lệnh mở, thông số tài khoản như sau:
- Balance = 200 USD
- Equity = 200 USD
- Free Margin = 200 USD
Trader đặt một lệnh Buy 0,02 lô đối với cặp EUR/USD và tỷ giá thực hiện là 1,23350. Đòn bẩy tài khoản là 1:200 và hoa hồng bằng 0.
0,02 lô trên EUR/USD là 0,02*100.000 EUR = 2.000 EUR và tỷ giá thực hiện lệnh là 1,23350 >> 2.000 EUR = 2,467 USD.
Đòn bẩy 1:200 >> Margin của lệnh này sẽ là 12.34 USD
Trường hợp 1: Floating P/L=0
Giá thị trường hiện tại không khi khớp lệnh nên các tham số tài khoản sẽ thay đổi như sau:
- Balance = 200 USD
- Equity = Balance = 200 USD
- Used Margin = Margin của lệnh mới thực thi = 12.34 USD
- Free Margin = Equity – Used Margin = 200 – 12.34 = 187.67 USD
- Margin Level = (Equity/Used Margin)*100% = (200/12.34)*100% = 1621.403%
- Margin Level > 100% (mức ký quỹ khá cao) >> Tài khoản an toàn, có thể mở lệnh mới.
Trường hợp 2: Floating P/L>0
Giá tăng như dự đoán và giá hiện tại của EUR/USD là 1,24700 tăng 135 pip.
Lệnh giao dịch đang có lợi nhuận và Floating P/L = 0.02*135*10 = 27 USD. Các thông số tài khoản sẽ thay đổi như sau:
- Balance = 200 USD
- Equity = Balance + Floating P/L = 200 + 27 = 227 USD
- Used Margin = 12.34 USD
- Free Margin = 227 – 12.34 = 214.66 USD
- Margin Level = (227/12.34)*100% = 1840.292%
- Margin Level và Free Margin tăng >> Tài khoản an toàn, có thể mở thêm lệnh mới.
Trường hợp 3: Floating P/L<0
Giá di chuyển ngược với dự đoán và giá hiện tại của EUR/USD là 1.20030, giảm 332 pips.
Lệnh giao dịch đang thua lỗ và Floating P/L = – (0.02*332*10) = – 66.4 USD. Các thông số tài khoản thay đổi như sau:
- Balance = 200 USD
- Equity = 200 – 66.4 = 133.6 USD
- Used Margin = 12.34 USD
- Free Margin = 133.6 – 12.34 = 121.27 USD
- Margin Level = (133.6/12.34)*100% = 1083%
- Margin Level và Free Margin giảm >> Margin Level >100% >> Tài khoản có thể mở thêm lệnh mới.
Các thuật ngữ liên quan đến Margin Level
Balance – Số dư tài khoản
Balance là số dư tài khoản hiện tại trừ đi lãi hoặc lỗ từ một giao dịch đang hoạt động. Tức là khi nhà đầu tư gửi tiền vào tài khoản lần đầu sẽ được gọi là số dư là số dư tài khoản. Khi tất cả các vị trí mở được đóng lại, lãi hoặc lỗ chính thức được chuyển vào tài khoản. Lúc này, Balance sẽ được cập nhật và không thay đổi cho đến khi một lệnh mới được thực hiện.
Floating Profit/Loss – Lợi nhuận/thua lỗ thả nổi
Floating P/L là lãi hoặc lỗ của các lệnh đang hoạt động. Khi tất cả các giao dịch được hoàn thành, lãi hoặc lỗ chính thức được tính toán và số dư tài khoản được cập nhật.
Equity – Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu còn được gọi là số dư tức thời của tài khoản và được xác định bằng lãi/lỗ của lệnh đang thực thi. Công thức tính Equity như sau:
Equity = Balance +/- Floating P/L.
Nếu Floating P/L = 0, tức là không có lệnh hoạt động hoặc lệnh đang thực thi nhưng giá không thay đổi khi khớp lệnh thì Equity = Balance.
Used Margin – Ký quỹ đã sử dụng
Used Margin là tổng toàn bộ các khoản ký quỹ của lệnh giao dịch đang thực thi
Free Margin – Ký quỹ tự do hay ký quỹ còn dư
Free Margin thông báo cho nhà đầu tư biết tài khoản có mở được lệnh mới hay không. Nếu Free Margin = 0, điều đó có nghĩa là không có tiền ký quỹ để mở một lệnh mới, do đó Free Margin = Equity – Used Margin.
Mức ký quỹ ảnh hưởng như thế nào đến giao dịch của trader?
Margin Level <100% và Free Margin <0, cho biết tài khoản không thể mở các vị thế mới cho đến khi mức ký quỹ giảm xuống một tỷ lệ phần trăm nhất định, chẳng hạn như 80%, nhà môi giới sẽ gửi cảnh báo đến tài khoản của nhà giao dịch.
Cảnh báo này được gọi là Margin Call và tỷ lệ 80% là Margin Call Level. Tuy nhiên, mức gọi ký quỹ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhà môi giới và có thể là 100%, 80% hoặc 60%,… thông báo này sẽ được gửi qua Email hoặc điện thoại.
Mục tiêu của Margin Call là buộc các nhà giao dịch tác động đến tài khoản của họ để Free Margin và Margin Level có thể tăng trở lại nếu muốn thực thi các lệnh mới. Trader có thể tác động đến tài khoản của họ theo 2 cách sau:
- Gửi thêm tiền vào tài khoản giao dịch >> Balance tăng >> Equity tăng >> Margin Level và Free Margin tăng.
- Giảm bớt các lệnh đang thực thi >> Used Margin giảm >> Margin Level và Free Margin tăng.
Nếu nhà đầu tư không can thiệp vào tài khoản, thị trường sẽ tiếp tục biến động ngược lại với nhà giao dịch, dẫn đến Floating P/L âm và mức ký quỹ thấp hơn. Stop Out Level sẽ xảy ra nếu Margin Level tiếp tục giảm xuống một tỷ lệ phần trăm nhất định thấp hơn Margin Call Level, chẳng hạn như 50%.
Khi xảy ra Stop Out Level, nhà môi giới có quyền đóng lệnh của nhà giao dịch theo thứ tự khối lượng giảm dần cho đến khi mức ký quỹ tăng trên mức an toàn và lớn hơn Stop Out Level.
Nếu Margin Level vẫn thấp hơn Margin Call Level, Margin Call vẫn tiếp diễn không bao giờ kết thúc. Trường hợp, Margin Level tiếp tục giảm mạnh, nhà môi giới sẽ hủy tất cả các lệnh giao dịch do nhà đầu tư đặt.
Tuy nhiên, một khi mức ký quỹ đạt đến Margin Call Level, nó sẽ nhanh chóng đạt đến Stop Out Level, khiến nhà đầu tư không thể kịp thời cứu tài khoản. Do đó, việc ngăn chặn Stop Out xảy ra chính là không cho phép Margin Call xảy ra.
Việc nhà đầu tư hiểu rõ về mức ký quỹ (Margin Level) nên có thể quản lý rủi ro, phân bổ vốn hợp lý vào các lệnh giao dịch. Thậm chí khi thị trường diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho nhà đầu tư, Margin Level vẫn ở mức an toàn. Đừng quên theo dõi Sanuytin.com để cập nhật các bài viết kiến thức Thuật ngữ Forex mới nhất nhé!