Sàn Blue Trading lừa đảo? Blue Trading có đáng để đầu tư không?

  • Tên sàn : Blue Trading

    Điểm:

    29
  • Quốc gia : Nhật Bản
  • Hoạt động : 2012
  • Điểm đánh giá : 29
  • Nạp tối thiểu : 3.000 Euro
  • Nền tảng giao dịch : Nền tảng web

Trong danh sách đề cử nhà môi giới Forex Scam tại Việt Nam không thể không nhắc đến Blue Trading – Một sàn giao dịch tự xưng đến từ Nhật Bản chuyên về các dịch vụ tài chính như tiền tệ và tài sản kỹ thuật số. Vậy Blue Trading là gì? Blue Trading lừa đảo khách hàng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Blue Trading là gì?

Blue Trading la mot cong ty tai chinh tap trung vao tien dien tu den tu Nhat Ban
Blue Trading là một công ty tài chính tập trung vào tiền điện tử đến từ Nhật Bản

Blue Trading là một công ty tài chính tập trung vào tiền điện tử có trụ sở tại ToKyo, Nhật Bản, được thành lập vào năm 2012. Nhà môi giới tự xưng này đã nhận được nhiều danh hiệu danh giá từ các tổ chức uy tín trên toàn thế giới. Đáng chú ý nhất là “Tài khoản được quản lý tốt nhất tại Forex Awards 2017”.

Thông tin pháp lý của sàn

Blue Trading là một công ty tài chính toàn cầu được đăng ký tại Nhật Bản và thuộc sở hữu của BluVenture Group Ltd.

Blue Trading tuyên bố đã ký một thỏa thuận với Ủy ban Ngoại hối Toàn cầu và đã nhận được chứng chỉ tuân thủ hoạt động từ Trung tâm Điều tiết Quan hệ Thị trường Tài chính Quốc tế (IFMRRC). Đồng thời, nhà môi giới đã tham gia Hiệp hội quốc tế về tiền điện tử và chuỗi khối phi tập trung (IDACB).

Tuy nhiên, Blue Trading không được giám sát bởi bất kỳ cơ quan tài chính có uy tín nào trên thế giới và thiếu giấy phép quy định rõ ràng.

Tài khoản giao dịch của Blue Trading

Hiện tại, Blue Trading cho phép khách hàng giao dịch 2 loại tài khoản. Mỗi loại sẽ có những yêu cầu cơ bản như sau:

Blue Trading cho phep khach hang giao dich 2 loai tai khoan
Blue Trading cho phép khách hàng giao dịch 2 loại tài khoản

Tài khoản tiêu chuẩn

Tài khoản giao dịch Blue Trading có yêu cầu tiền gửi ban đầu khá cao, trong khi các nhà môi giới Forex uy tín khác trên thị trường chỉ yêu cầu số tiền nhỏ. Một số điều kiện giao dịch của tài khoản Standard như sau:

  • Tiền gửi tối thiểu: 3.000 Euro
  • Tính phí thực hiện: 18% lợi nhuận
  • Thời gian rút tiền nhanh chóng
  • Phí Spread và phí hoa hồng: 0
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng sẵn sàng 24h

Tài khoản VIP

Tài khoản VIP của sàn Blue Trading có một số yêu cầu cơ bản như sau:

  • Tiền gửi tối thiểu: 12.500 Euro
  • Tính phí thực hiện: 12% lợi nhuận
  • Thời gian trải nghiệm thử: 45 ngày
  • Phí Spread và phí hoa hồng: 0

Nền tảng giao dịch của sàn Blue Trading

Nen tang giao dich cua san Blue Trading
Nền tảng giao dịch của sàn Blue Trading

Blue Trading không cung cấp cho nhà đầu tư quyền truy cập vào tài khoản của họ thông qua nền tảng MetaTrader, nhưng cho phép họ xem tất cả chi tiết tài khoản qua trang web hoặc thực hiện giao dịch trên tài khoản bằng phần mềm độc quyền.

Khách hàng có thể truy cập tài khoản và giao dịch của mình thông qua trang web bất cứ lúc nào. Điều này được thực hiện bằng cách truy cập vào API của hệ thống giao dịch để xem các thông tin như: Số dư tài khoản, hiệu suất, vị trí hiện tại và lịch sử giao dịch theo thời gian thực 24/7.

Ngoài ra, các nhà đầu tư chỉ có thể truy cập bảng điều khiển giao dịch chính chứ không thể truy cập tiền của họ. Bảng điều khiển chính cung cấp cho khách hàng quyền truy cập vào các nhà cung cấp thanh khoản hoặc có thể thực hiện giao dịch trong vài giây.

Đòn bẩy, phí Spread, phí Swap và phí hoa hồng của sàn

Don bay phi Spread phi Swap va phi hoa hong cua san Blue Trading
Đòn bẩy, phí Spread, phí Swap và phí hoa hồng của sàn Blue Trading

Đòn bẩy

Hiện tại, sàn giao dịch Blue Trading đang cung cấp tỷ lệ đòn bẩy tối đa cho khách hàng là 1:500.

Phí Spread

Sàn giao dịch Blue Trading miễn phí hoàn toàn phí Spread cho hai tài khoản giao dịch. Trong khi đó, phần lớn các nhà môi giới đều sẽ tính phí chênh lệch. Tuy nhiên, đây có thể là một cái bẫy để Blue Trading lừa đảo nếu như trader thiếu kinh nghiệm khi nghe rẻ mà bất chấp tham gia.

Phí Swap

Nhà môi giới không cập nhật bất kỳ thông tin nào về phí qua đêm. Trên thực tế, loại phí này thường rất hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Điều này cho thấy sự mập mờ của broker.

Phí hoa hồng

Tương tự như phí Spread, Blue Trading áp dụng chính sách miễn phí hoa hồng cho tất cả tài khoản giao dịch tại sàn. Tuy nhiên, phí hoa hồng và phí chênh lệch được coi là nguồn thu nhập chính của nhà môi giới để duy trì hoạt động của mình. Nếu sàn không thu phí, nhà đầu tư nên thận trọng khi giao dịch vì đây có thể là sàn Scam.

Hình thức thanh toán tại sàn Blue Trading

Nhieu khach hang phan hoi khieu nai truc tuyen ve thoi gian rut tien cua Blue Trading vo cung cham
Nhiều khách hàng phản hồi khiếu nại trực tuyến về thời gian rút tiền của Blue Trading vô cùng chậm

Do các tổ chức phát hành thẻ tín dụng tính phí cao, Blue Trading khuyên khách hàng nên gửi tiền qua chuyển khoản ngân hàng thay vì thẻ tín dụng hoặc có thể sử dụng Bitcoin để tài trợ cho các tài khoản.

Nhà đầu tư có thể rút tiền thông qua chuyển khoản ngân hàng hoặc Bitcoin. Tuy nhiên, Blue Trading không hướng dẫn rút tiền cụ thể và nhiều khách hàng phản hồi khiếu nại trực tuyến về thời gian rút tiền vô cùng chậm.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng của sàn

Khách hàng có thể liên hệ với dịch vụ hỗ trợ qua Email hoặc điện thoại. Đội ngũ nhân viên làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 với tần suất 24/24, với hơn 80 ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư đã bày tỏ sự không hài lòng với thời gian phản hồi chậm của bộ phận hỗ trợ.

Sàn Blue Trading có đáng để đầu tư không?

Blue Trading lừa đảo là thông tin chính xác 100% khi nhà môi giới liên tục bị khách hàng tố cáo và đánh giá tiêu cực trên các diễn đàn lớn.

Các nhà đầu tư cáo buộc Blue Trading không cho phép rút tiền hoặc đưa ra các điều khoản phức tạp nhằm gây khó khăn cho họ. Có các khoản phí ẩn và các điều khoản giao dịch bổ sung khác với thỏa thuận ban đầu.

Cac nha dau tu cao buoc Blue Trading khong cho phep rut tien

Cac nha dau tu cao buoc Blue Trading khong cho phep rut tien 1
Các nhà đầu tư cáo buộc Blue Trading không cho phép rút tiền

Ngày 26 tháng 9 năm 2018, Blue Venture Group Ltd (Blue Broker/Blue Trading) đã vĩnh viễn bị cấm tư cách thành viên của Ủy ban tài chính. Đây là cơ quan giải quyết tranh chấp bên ngoài (EDR) độc lập hàng đầu dành cho các nhà môi giới trực tuyến tham gia vào thị trường Forex, các công cụ phái sinh và CFD.

Hơn nữa, cơ quan tài chính FCA từng đưa ra cảnh báo về Blue Trading lừa đảo. Theo cơ quan tài chính của Vương quốc Anh, Blue Trading đang cố gắng nhắm mục tiêu đến cư dân Vương quốc Anh mà không có sự cho phép hợp pháp của tổ chức. Nội dung cụ thể như sau:

co quan tai chinh FCA tung dua ra canh bao ve Blue Trading lua dao
Cơ quan tài chính FCA từng đưa ra cảnh báo về Blue Trading lừa đảo

“Ủy ban tài chính đã trục xuất Blue Venture Group Ltd và các thương hiệu liên kết của nó là Blue Broker và Blue Trading khỏi tư cách thành viên vì vi phạm nhiều lần và không tuân thủ Quy tắc và Nguyên tắc dành cho thành viên.”

Như vậy, thông tin Blue Trading lừa đảo là hoàn toàn chính xác vì nhà môi giới liên tục nhận được đánh giá tiêu cực của khách hàng và cảnh báo Scam từ các cơ quan tài chính hàng đầu thế giới. Do đó, các nhà đầu tư mới phải luôn cảnh giác và nhận thức được những cạm bẫy và mánh khóe của thị trường ngoại hối. Sanuytin.com chúc trader thành công.

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Top sàn Forex uy tín
Sàn Forex Đề Cử
Bài viết mới